Trộn trong thức ăn hoặc hòa tan trong nước. Liều lượng 2-5g/tấn thức ăn.
Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.
Theo báo cáo Công ty đầu tư công nghệ nuôi trồng thủy sản Hatch, Indonesia, Ấn Độ, Ecuador, Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc là 6 quốc gia dẫn đầu trong ngành công nghiệp nuôi tôm thẻ chân trắng xét về sản lượng.
Indonesia
Theo Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia (MMAF), sản lượng tôm nước này năm 2015 đạt 535.000 tấn. Còn theo FAO (2018), sản lượng tôm của Indonesia đã đạt 637.555 tấn trong năm 2016, đưa Indonesia trở thành nhà sản xuất tôm lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Indonesia đang đặt mục tiêu sản lượng tôm đạt 600.000 tấn vào năm 2020. Ngành công nghiệp tôm của Indonesia bắt đầu vào cuối những năm 1980, khởi đầu ở Đông Java. Tôm thẻ chân trắng đã được giới thiệu ở Indonesia vào năm 2002. Hiện, tôm thẻ chân trắng chiếm hơn 75% tổng sản lượng tôm của nước này và việc nuôi tôm trải dài khắp đất nước, từ Sumbawa đến phía Đông và Nam Sumatra, đến phía Tây Kalimanta, Sulawesi và Maluka đến phía Bắc.
Ấn Độ
Số liệu của World’s Top Exports hồi tháng 5/2019 cho biết, Ấn Độ là nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, đạt giá trị thương mại 4,4 tỷ USD, chiếm 25,4% thị trường toàn cầu và gần gấp đôi so với quốc gia xếp thứ hai (Ecuador 2,9 tỷ USD). Sự tăng trưởng thần kỳ này bắt nguồn từ việc chuyển dịch sang nuôi tôm thẻ chân trắng, loài có khả năng nuôi ở mật độ cao, nuôi ngắn, sức sống tốt và khả năng kháng bệnh hiệu quả. Từ những năm 2000, sau khi tôm sú bị dịch bệnh hoành hành, tôm thẻ chân trắng và phần nào đó là tôm càng xanh trở thành đối tượng nuôi phổ biến và chiếm vị thế dẫn đầu trong ngành thủy sản Ấn Độ. Dù vậy, việc tăng trưởng quá nóng dẫn đến nhiều mặt trái. Ấn Độ đang đặt mục tiêu đạt 1 triệu tấn tôm vào năm 2020. Tuy nhiên, theo dự báo mới nhất tại GOAL 2019, sản lượng tôm của nước này dự kiến vẫn ổn định ở dưới mức 600.000 tấn.
Ecuador
Nuôi tôm bắt đầu ở Ecuador gần 50 năm trước. Các trang trại nuôi tôm đầu tiên được thành lập ở phía Nam và kể từ đó đến nay, diện tích nuôi tôm của nước này đã đạt gần 220.000 ha. Ecuador hiện là nhà sản xuất tôm thẻ chân trắng lớn thứ 3 thế giới và lớn nhất ở Nam Mỹ. Sản lượng tôm của Ecuador cũng tăng trưởng liên tục, từ 115.000 tấn năm 1998 lên 246.000 tấn năm 2017 và 500.000 tấn năm 2018. Sandro Coglitore, Giám đốc điều hành Omarsa – một trong những nhà xuất khẩu tôm lớn của Ecuador cho biết, sản lượng tôm Ecuador dự kiến đạt ít nhất 640.000 tấn trong năm 2019, cao hơn Ấn Độ.
Trung Quốc
Trung Quốc là nước xuất khẩu tôm lớn thứ 2 về khối lượng, sau Thái Lan và lớn thứ 3 về giá trị trên toàn cầu. Trung Quốc quyết tâm đáp ứng nhu cầu và chất lượng của cả thị trường quốc tế và trong nước. Sản xuất tôm thẻ chân trắng đã đóng góp vào lượng protein động vật, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Nhiều nhà đầu tư và người nuôi trồng thủy sản đang hy vọng về tiềm năng của lĩnh vực tôm nuôi ở Trung Quốc vì thị trường tiêu thụ nội địa rộng lớn. Sản lượng tôm của Trung Quốc ngày càng tăng; đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Sản lượng tôm thẻ chân trắng của nước này đã tăng từ 605.259 tấn năm 2002 lên 1.672.246 tấn năm 2016.
Thái Lan
Nuôi tôm bán thâm canh ở Thái Lan bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ trước và đã được thay thế bởi nuôi tôm thâm canh vào năm 1987. Tôm sú là loài ưa chuộng vì sự sẵn có các trại sản xuất giống và khả năng tăng trưởng nhanh của tôm sú trong điều kiện nuôi bán thâm canh. Tuy nhiên, năm 2002, Hội chứng tôm sú tăng trưởng chậm (MSGS) đã tấn công ngành nuôi tôm công nghiệp, khiến sản lượng hàng năm giảm khoảng 36%. Đây là dịch bệnh tôm nghiêm trọng nhất trong lịch sử nuôi tôm Thái Lan, kết thúc việc mở rộng nuôi tôm sú thâm canh và đưa tôm thẻ chân trắng vào nuôi trong những năm 2003 – 2004. Tôm thẻ chân trắng hợp với khí hậu nhiệt đới của Thái Lan và nhanh chóng thích nghi hệ thống nuôi thâm canh khép kín. Vậy nhưng, sự bùng phát của Hội chứng tôm chết sớm (EMS) cuối tháng 8/2011 đã khiến sản lượng tôm Thái Lan sụt giảm mạnh; đến nay gần như chưa thể hồi phục lại sản xuất như trước đây.
Việt Nam
Tôm thẻ chân trắng được đưa vào Việt Nam từ năm 2001, nuôi ở mức độ thử nghiệm. Đến năm 2006, Bộ NN&PTNT cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng từ Quảng Bình đến Bình Thuận; năm 2008, được nuôi ở các tỉnh phía Nam. Cả diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng của Việt Nam tăng đều qua các năm. Theo Tổng cục Thủy sản, 10 tháng đầu năm 2019, diện tích nuôi tôm nước lợ của Việt Nam đạt 713.402 ha, tăng 0,1% so cùng kỳ 2018; trong đó diện tích thả nuôi tôm chân trắng là 99.740 ha. Sản lượng thu hoạch tôm nước lợ đạt 600.874 tấn, tăng 4,4% so cùng kỳ 2018, sản lượng là 386.701 tấn, vượt mạnh so với con tôm sú.
> Báo cáo của Hatch cũng cho biết, tôm thẻ chân trắng đang được nuôi ở 36 quốc gia, đạt giá trị sản xuất cao nhất trong ngành nuôi trồng thủy sản với trị giá 26,7 tỷ USD.
GIỚI THIỆU SẢN PHẨM:
Công dụng:
Cách dùng:
Trộn trong thức ăn hoặc hòa tan trong nước. Liều lượng 2-5g/tấn thức ăn.
Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.
Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61
Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin
Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.
Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.
Sinh Học Tôm Vàng