Khả năng, giá tôm Việt Nam sẽ tốt vào đầu quý 3
Năm nay, tình hình hạn gay gắt và độ mặn cao kéo dài, cùng với đó là dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên toàn cầu khiến sức tiêu thụ tôm giảm, kéo theo giá tôm giảm theo, nên tiến độ thả nuôi cũng chậm hơn so với cùng kỳ do người nuôi lo sợ rủi ro.Việc đảm bảo nguồn cung tôm nguyên liệu trong nước từ tháng 5 đến nay vẫn đảm bảo cho nhu cầu chế biến, xuất khẩu chứ không hề thiếu hụt, nên giá tôm chỉ có giảm chứ không tăng như những dự báo trước đó của doanh nghiệp và ngành chức năng. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, khả năng giá tôm sẽ tăng trở lại từ đầu quý III là rất lớn.
Cụ thể, trong tháng 5, xuất khẩu tôm đạt 330,2 triệu USD, tăng 0,6% so với tháng 5/2019. Tính ra, trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm đạt 1,2 tỷ USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự tăng trưởng ổn định của xuất khẩu tôm, nhờ nhiều vào vào các thị trường chủ lực như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc…
– Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc đạt 60,3 triệu USD, tăng 3,9% so với tháng 5/2019.
– Xuất khẩu tôm sang 2 thị trường đơn lẻ trong khối EU là Hà Lan và Đức tăng trưởng tốt lần lượt là 18,5% và 14,5%.
– Nhật Bản vẫn đang là thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam từ đầu năm đến nay với giá trị 225,6 triệu USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
– Xuất khẩu tôm sang Mỹ có mức tăng trưởng rất tốt, tới 29,5% so với tháng 5/2019 khi đạt 65,8 triệu USD.
Ngành tôm Việt Nam đã ổn định lại sản xuất sau dịch Covid-19
Việt Nam khống chế tốt dịch Covid-19, trong khi nhiều nước sản xuất tôm lớn như: Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và thậm chí cả Thái Lan vẫn còn loay hoay chống dịch Covid-19 khiến nghề nuôi và chế biến tôm bị đình trệ, chuỗi cung ứng tôm toàn cầu bị đổ gãy.
Ngành tôm Việt Nam đã ổn định lại sản xuất sau dịch Covid-19 nhanh hơn so với các nước khác, nhất là Ấn Độ và Ecuador. Lệnh phong tỏa để phòng chống Covid-19 đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất tôm ở 2 nước này khi việc thả nuôi tôm bị đình trệ, chế biến tại các nhà máy cũng trong tình trạng tương tự do thiếu nhân công.
Về thị trường, tồn kho tôm ở các thị trường quan trọng như Mỹ, EU và Nhật Bản sẽ không còn cao. Về sản xuất, virus DIV1 sẽ làm giảm đáng kể sản lượng tôm của Trung Quốc.
Giới thiệu sản phẩm
Công dụng:
- Cung cấp lợi khuẩn cho ao nuôi
- Phân hủy các chất thải hữu cơ, làm sạch nước và đáy ao
- Làm giảm các khí độc H2S, NH3, NO2 trong ao nuôi
Cách dùng:
- Tháng 1-2 dùng 227g/5000m2, định kỳ 1 tuần 1 lần
- Tháng 3-4 dùng 227g/3000m2, định kỳ 1 tuần 1 lần
- Ao nhiễm nặng: dùng 227g + 1kg mật đường và 5kg zeo bột + 1kg cám trộn vào 30 lít nước sau 30 phút rồi tạt. Đánh lúc sáng chạy quạt liên tục 8 giờ
- Giảm tảo củng liều vậy đánh lúc 2 giờ chiều chạy quạt tới sáng.
Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.
Tag: đen mang, đóng khói đèn, đóng nhớt, đóng rong, giảm tảo, phân hủy chất hữu cơ, trị đóng nhớt, trị đóng rong, trị tôm đen mang, trị tôm đóng khói đèn, trị tôm mòn đuôi, trị tôm rụng chân, ức chế vi khuẩn, vi sinh giá rẽ, vi sinh giá tốt, Vi sinh xử lý đáy, Vi sinh xử lý nước, xử lý đáy và nước, xử lý khí độc, xử lý vi khuẩn
Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.
Sinh Học Tôm Vàng
Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.
Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.
Sinh Học Tôm Vàng