Tổng khối lượng nhập khẩu tôm của Mỹ đã giảm trong tháng 10, nguyên nhân chủ yếu là do lượng nhập khẩu thấp hơn từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam, theo số liệu thống kê của Mỹ.
Tuy nhiên, các lô hàng tôm từ Ecuador, Mexico và Argentina vẫn tăng và nhập khẩu tôm Mỹ trong tháng 10/2019 không thay đổi nhiều so với năm ngoái với 74.370 tấn tôm, chỉ giảm 0,4%.
Trong 10 tháng đầu năm nay, tổng khối lượng nhập khẩu tôm của Mỹ đã tăng 0,88% lên 569.334 tấn, theo số liệu thống kê được công bố từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA).
Riêng tháng 10 có 74.370 tấn tôm Mỹ nhập khẩu trị giá 658,6 triệu USD. Con số này giảm 2,8% so với 74.691 tấn được nhập vào tháng 10/2018 trị giá 677,7 triệu USD.
Giá tôm trung bình trong tháng 10/2019 là 8,86 USD/kg, thấp hơn so với mức 9,07 USD/kg trong cùng kì năm ngoái.
Thống kê cho thấy nhập khẩu tôm của Mỹ từ Trung Quốc tiếp tục giảm vào tháng 10 năm nay, chỉ với 1.300 tấn, giảm 66% so với năm ngoái.
Khối lượng nhập khẩu từ Thái Lan và Việt Nam cũng giảm lần lượt 16% xuống còn 5.089 tấn và 7.176 tấn.
Trong khi đó, khối lượng nhập khẩu từ Ấn Độ (32.197 tấn), Mexico (5.316 tấn) và Argentina (1.272 tấn) đều tăng, lần lượt là 16%, 11% và 23%.
Đầu tháng 12 này, Undercurent News đã báo cáo Ấn Độ đang trên đà đánh bại những đối thủ cạnh tranh và tăng trưởng xuất khẩu tôm vào năm 2019, sau khi phục hồi khối lượng xuất xưởng trong quí III.
Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, trong 3 tháng từ tháng 7 – tháng 9, Ấn Độ đã xuất khẩu 190.000 tấn tôm đông lạnh, tăng 8% so với quí III/2018 và tăng 21% so với quí II/2019.
Khối lượng tôm xuất khẩu của Ecuador sang Mỹ cũng tăng nhẹ, 1%, lên 6.876 tấn trong tháng 10. Xuất khẩu của nước này đã tăng lên do sự cải thiện nguồn vốn trong các trang trại.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, nơi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng thuế đối với các mặt hàng tôm, cá rô phi, ghẹ đỏ, cá ngừ và mực trị giá 200 tỉ USD từ 10% lên 25% vào tháng 5/2019, có thể thấy sự phục hồi cuối cùng trong doanh số bán tôm sang Mỹ.
Liều dùng ngừa bệnh: 250g/2000m3 nước, định kỳ 7-10 ngày/lần
Liều điều trị bệnh: 250g/1200-1500m3 nước
Liều dùng cho trại giống: 1-2g/1m3 nước. Ngừa nấm và nhớt bám trên thành và đáy bể, cải thiện nguồn nước và giúp tôm post phát triển tốt lớn nhanh và kháng bệnh cao.
CÁCH SỬ DỤNG: dùng vi sinh + 2kg đường mật 30lit nước ao ngâm 2-3 tiếng rồi tạt. Đánh lúc tốt nhất vào 8-11h buổi sáng.
Trường hợp tôm bị đóng rong nặng thì liên hệ với số Hotline để được hướng dẫn và sử dụng tốt hơn.
Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàngđể biết thêm thông tin.
Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61
Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin
Ngọc Ánh Vietnambiz
SHTV/tepbac
Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.
Tag:
Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.