Ngành thủy sản đỏ mắt tìm nguyên liệu
Ngành thủy sản đang đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu và thiếu con giống ngày càng trầm trọng
Năm 2019, ngành thủy sản đặt mục tiêu xuất khẩu 10,5 tỉ USD, tăng thêm khoảng 1 tỉ USD so với năm 2018. Tôm và cá tra tiếp tục là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết lo ngại lớn của ngành đến thời điểm này vẫn là nguồn nguyên liệu.
Thứ gì cũng thiếu
Ông Trần Văn Dũng, Tổng Giám đốc Công ty CP Chế biến Xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu, cho biết nguồn cung nguyên liệu hải sản trong nước đang dần cạn kiệt. Kích cỡ hải sản ngày càng thấp không đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu. Trước đây, tàu cá đánh bắt trên biển khoảng 1 tháng, nay phải mất 2 tháng mới quay về đất liền nên việc bảo quản hải sản không được bảo đảm.
Cũng theo ông Dũng, trước đây, công ty chỉ tổ chức thu mua tại địa phương cũng như các tỉnh lân cận là đủ chế biến, nay phải tăng cường lực lượng ra tận Khánh Hòa rồi xuống Cà Mau mới mong gom được lượng hàng tương đối. Thời gian trước, sản lượng đánh bắt hải sản tại khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 900.000 tấn/năm, trong đó 50%-60% dành cho xuất khẩu, nay chỉ được khoảng 30%. Do nguồn cung giảm mạnh nên giá hải sản đã tăng 20%-30%. Chẳng hạn, nguyên liệu bạch tuộc hai da tăng lên 120.000 đồng/kg so với trước là 90.000-95.000 đồng/kg. Giá nguyên liệu tăng cao nhưng làm hàng xuất khẩu chỉ lãi 2%-3% nên doanh nghiệp (DN) chế biến, xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, các vùng nuôi tôm ở ĐBSCL như Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu cho dù mỗi địa phương có đến cả trăm cơ sở sản xuất tôm giống nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu chế biến, xuất khẩu. Do đó, những người nuôi tôm ở đây phải thu mua tôm giống trôi nổi trên thị trường từ các nơi khác nên có chất lượng kém dẫn đến tôm nuôi bị chết nhiều.
Về cá tra, tại ĐBSCL có hàng ngàn cơ sở sản xuất con giống nhưng phần lớn cơ sở là tự phát, không có chuyên môn nên chất lượng con giống tạo ra còn kém. Dù xuất khẩu mặt hàng cá tra thu về 2,26 tỉ USD trong năm 2018 nhưng đến nay vẫn chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm về việc nghiên cứu và sản xuất con giống chất lượng cao cung cấp cho người nuôi.
Cần hành động ngay!
Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Chủ tịch Ủy ban Hải sản (thuộc VASEP), cho rằng để giải quyết tình trạng khan hiếm nguyên liệu hải sản, DN cần phối hợp với ngư dân tham gia vào chuỗi sản xuất để bảo đảm chất lượng sau thu hoạch, nâng cao giá trị sản p hẩm khai thác. DN nên gia tăng nhập khẩu nguyên liệu hải sản hợp pháp để gia công, chế biến xuất khẩu theo hướng có chọn lọc đối tượng khách hàng. Đồng thời, chủ động mở rộng, đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh sản xuất hàng giá trị gia tăng, hàng chất lượng cao.
Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước, cho biết mặt hàng tôm Việt Nam đang chịu sức ép cạnh tranh lớn từ tôm Ấn Độ do nước này tổ chức nuôi lớn có khả năng xuất khẩu cả trăm ngàn tấn. Tôm nguyên liệu Ấn Độ rẻ hơn Việt Nam từ 1-3 USD/kg. Nuôi tôm ở Việt Nam chỉ đạt tỉ lệ sống khoảng 40%, so với các nước là 70%. Giá con giống, thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam cũng cao hơn Ấn Độ từ 20%-50%. Do đó, để ngành tôm phát triển bền vững cần tổ chức lại vùng nuôi trồng thủy sản an toàn, sạch bệnh, có giá thành cạnh tranh.
Về lâu dài, để có đủ nguyên liệu đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, theo ông Hòe, cần phải nâng cao chất lượng con giống. Hiện tại, ngành thủy sản đang triển khai “giống ba cấp”. Theo đó, DN, nhà khoa học và nông dân cùng tham gia để đầu tư, nghiên cứu tạo ra con giống có chất lượng và ổn định, khi thả nuôi sẽ có tỉ lệ sống cao. Chương trình này sẽ cung cấp đầy đủ con giống cho các địa phương, vì tỉnh nào cũng được triển khai.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đề nghị ngành cần phải rà soát, thiết lập lại thị trường con giống, thức ăn, vật tư nuôi trồng thủy sản. Quản lý việc sử dụng các chế phẩm nuôi trồng thủy sản, bảo đảm nguyên liệu đưa vào chế biến đạt tiêu chuẩn, không tồn dư chất cấm. Đối với cá tra, cần sớm hoàn thiện, đẩy mạnh quy trình sản xuất giống ba cấp. Lĩnh vực nuôi biển, đặc biệt với nhuyễn thể tiềm năng hiện còn rất lớn nên trong các kế hoạch trung và dài hạn cần phải có đề án, phương án hành động ngay.
GIỚI THIỆU SẢN PHẨM:
Công dụng:
- Chống stress cho tôm khi nhiệt độ cao, mật độ nuôi tôm cao, pH tăng
- Tăng cường sức đề kháng khi thời tiết thay đổi: nắng nhiều, mưa nhiều
Cách dùng:
- Khi thời tiết thay đổi: 2kg/4.000-5.000 m3 nước
- Nắng nóng kéo dài, mật độ nuôi cao: 2kg/2.000-3.000 m3 nước
Thông tin liên hệ: 09.333.333.61
TAG: Chống stress hiệu quả. Chống stress tốt. Chống stress tôm ở nhiệt độ cao. Tăng đề kháng cho tôm. Tăng đề kháng cho tôm tốt. Tăng đề kháng cho tôm hiệu quả. Tăng pH cho ao. Tăng pH thích hợp. Tạt chống sốc. Tạt chống sốc hiệu quả. Tạt chống sốc nhanh. Vitamin C15 xô. Vitamin C15 tốt. Vitamin C15 hiệu quả. Vitamin C15 mới. Vitamin C15 giá tốt. Vitamin C15 giá mềm.
Bài và ảnh: NGUYỄN HẢI
SHTV
Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.
Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.
Sinh Học Tôm Vàng