Phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản hiệu quả

XỬ LÝ NƯỚC, TẢO , ĐÁY AO HIỆU QUẢ 99.9%

Phòng ngừa và quản lý dịch bệnh là khâu rất quan trọng do dịch bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế và cũng là thách thức đối với sự phát triển chung của ngành thủy sản. Bệnh động vật thủy sản nói chung và bệnh cá nói riêng có xảy ra hay không tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và điều kiện làm bệnh phát sinh. Vì vậy công tác phòng chống dịch bệnh trong nuôi thuỷ sản phải được coi trọng và có những giải pháp thật tích cực, coi phòng bệnh là chính.

Nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản
Ảnh minh họa

1. Cải tạo và vệ sinh môi trường ao nuôi 

Xây dựng các ao nuôi cá đảm bảo có điều kiện phòng bệnh tốt như: Nguồn nước cấp không ô nhiễm, đường cấp nước chủ động, độc lập, đường thoát nước chủ động, độc lập, ao thoáng, nhiều nắng.

Tẩy dọn ao: Sau mỗi chu kỳ nuôi phải làm cạn nước ao để cải tạo ao, phơi đáy ao (ít nhất từ 2 – 3 ngày) thời gian phụ thuộc vào thời tiết ngày mưa hay nắng, thường.

Vệ sinh môi trường trong quá trình nuôi: Sục khí để tăng ôxy trong nước, sục bùn để làm thoát các khí độc tích tụ ở đáy ao, thay nước sẽ làm các chất thải và khí độc thoát ra khỏi ao. Hàng ngày phải vớt hết thức ăn thừa lên bờ, dọn sạch cỏ rác, xác cây phân xanh, định kỳ 3 lần/tháng dùng vôi hòa nước té trên mặt nước ao với lượng 1 – 2 kg/100 m3.

Thường xuyên sử dụng một số chế phẩm sinh học

2. Dinh dưỡng cân đối, nâng cao sức đề kháng cho cá nuôi

Nâng cao sức đề kháng cho cá nuôi thông qua việc cung cấp đủ lượng thức ăn cần tính theo trọng lượng cá, chủng loại thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cá ở từng giai đoạn nuôi khác nhau, chất lượng thức ăn tốt không bị nấm mốc, không chứa các độc tố, thành phần dinh dưỡng phù hợp theo lứa tuổi và theo loài nuôi.

Tránh cho ăn quá mức gây dư thừa thức ăn làm tăng chi phí sản xuất và dễ gây ô nhiễm môi trường.

Cho cá ăn theo 4 định:

* Định chất lượng (thức ăn không ôi, không thối….)

* Định số lượng

* Định vị trí

* Định thời gian.

Không nên sử dụng thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn so với nhu cầu dinh dưỡng của cá, chất lượng không đảm bảo làm cá gầy yếu, giảm sức đề kháng, kéo dài thời gian nuôi và dẫn đến năng suất thấp. Thức ăn đưa vào ao nuôi cần có nguồn gốc rõ ràng, tránh và hạn chế sử dụng thức ăn tươi sống trực tiếp vì thức ăn tươi sống có thể là nguồn chứa mầm bệnh.

Không để cá đói, không để thừa thức ăn, với cá trắm cỏ ngoài thức ăn xanh nên cho cá ăn thêm tinh bột, tăng c­ường theo dõi và tạo môi tr­ường tốt cho cá sinh trưởng: Tránh làm cá bị sốc (nhất là khi chuyển cá), nước ao sạch, đủ ôxy, không làm xây xát cá, cần phải thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật của từng đối tượng nuôi.

3. Hạn chế nguồn gốc gây bệnh cho cá

Chọn giống cá có sức đề kháng tốt, giống khỏe, không dị hình, không xây xát, kiểm dịch trước khi vận chuyển để tránh mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác, không thả cá giống nhỏ vì thả cá giống nhỏ thời gian nuôi phải kéo dài do đó có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh, không thả nuôi cá với mật độ cao khiến cho việc nuôi cá chậm, có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh, bên cạnh đó cần cải tiến phương pháp quản lý, nuôi dưỡng cá.

Khử trùng cá giống

Cá giống trước khi thả nuôi nên tắm cá ở trong dung dịch muối ăn 2 – 3% (200 – 300 gam muối/10 lít nước) trong 5 – 10 phút.

Khử trùng thức ăn 

Thức ăn cần rửa sạch và nên nấu chín (trừ thức ăn xanh), phân chuồng cần ủ với vôi bột (4 – 5 kg vôi/100 kg phân) trong khoảng 15 – 20 ngày mới sử dụng. Thường xuyên vớt thức ăn thừa và xác phân xanh, định kỳ 3 lần/tháng dùng vôi hòa nước té trên mặt nước ao với lượng 1 – 2 kg/100 m3, nếu nuôi cá lồng, thường xuyên treo 2 – 3 túi vôi bột quanh lồng với lượng từ 2 – 4 kg/túi.

Khử trùng dụng cụ

Dụng cụ, quần áo sau khi làm ở mỗi ao cần được khử trùng (ngâm trong dung dịch clorua vôi Ca(OCl)2  khoảng 1 giờ, rồi rửa sạch) mới dùng cho ao khác. Dùng thuốc phòng trước mùa phát bệnh.

Phòng bệnh ngoại ký sinh bằng cách: Treo túi thuốc quanh nơi cá ăn, rắc thuốc khắp ao. Phòng bệnh nội ký sinh: Trộn một số kháng sinh, vitamin và thuốc vào thức ăn của cá.

Có thể thấy, bệnh cá gây thiệt hại nghiêm trọng đến vụ nuôi, do đó người nuôi cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh tổng hợp từ khâu chọn giống tốt, chăm sóc và quản lý ao nuôi đúng quy trình kỹ thuật, đảm ao nuôi an toàn sinh học giúp kiểm soát tốt dịch bệnh xảy ra trên đàn cá nuôi, giảm thiệt hại kinh tế,

Trần Trung Thành – thuysanvietnam

Giới thiệu sản phẩm

XỬ LÝ NƯỚC, TẢO , ĐÁY AO HIỆU QUẢ 99.9%

Công dụng:

  • Cung cấp lợi khuẩn và enzyme cho ao tôm.
  • Phân hủy các chất thải hữu cơ, làm sạch nước và đáy ao.
  • Làm giảm các khí độc NH3, H2S, NOtrong ao nuôi.
  • Xử lý nhớt ao bạt và tôm sú bị đóng nhớt, kéo đàn.

Cách dùng:

Hòa với nước rồi tạt đều xuống ao, mở quạt nước.

  • Tháng nuôi thứ 1,2: 250g/3.000-4.000m3 nước định kỳ 1 tuần 1 lần.
  • Tháng nuôi thứ 3,4: 250g/1.500-2.000m3 nước định kỳ 1 tuần 1 lần.

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.

 Tag: cung cấp emzymecung cáp lợi khuẩngiảm khí độc H2Sgiảm khí độc NH3giảm khí độc NO2là sạch nướclàm giảm khi độclàm sạch đáy aoVi sinh đánh nhớt ao bạtvi sinh giá rẽvi sinh giá tốtvi sinh mớixử lý đáy ao hiệu quảxử lý nhớt ao bạt.xử lý nướcxử lý tảo lợn cợnxử lý tảo xanhxử lý tôm kéo đànxử lý tôm sú đóng nhớt

Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.

Sinh Học Tôm Vàng

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.

Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.

Sinh Học Tôm Vàng