Thông tin về ký sinh trùng gây chậm lớn trên tôm – EHP
Biết thêm thông tin về sản phẩm vui lòng bấm vào đây : Bấm vào đây
EHP là gì?
EHP là chữ viết tắt của cụm từ Enterocytozoon hepatopenaei, đó là một loại ký sinh trùng vi khuẩn nấm (fungal microsporidian parasite) gây nhiễm trùng gan tụy trên tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) ở Thái Lan và dẫn đến làm tôm chậm phát triển và có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng mãn tính (một bệnh gọi là bệnh mãn tính có nghĩa là bệnh tiến triển kéo dài hoặc hay tái phát, thời gian bị bệnh thường rất lâu. Bệnh mãn tính không thể ngừa bằng vắc xin, không thể chữa khỏi hoàn toàn và cũng không tự biến mất). EHP cũng được biết đến tại các quốc gia có nuôi tôm như Brunei, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Venezuela và Việt Nam.
Cơ chế nhiễm bệnh – vòng đời ký sinh trùng EHP
Tôm bị nhiễm bệnh do ăn phải bào tử ký sinh trùng EHP có trong nước ao nuôi, từ chất hữu cơ lắng tụ, do ăn thịt lẫn nhau hoặc từ thức ăn sống bị nhiễm sẵn EHP (chẳng hạn như giun nhiều tơ – polychaetes; động vật thân mềm – chẳng hạn như mực, Artemia đông lạnh, v.v. những loại thức ăn trên dược dùng nhiều trong các trại sản xuất giống).
Bên trong hệ thống gan tụy các bào tử EHP được kích hoạt, giải phóng sợi cực của chúng và tiêm trực tiếp bào tử ký sinh trùng vào tế bào. Các bào tử tăng sinh trong hệ thống gan tụy, trưởng thành và sau đó được giải phóng trở lại vào ruột làm tổn thương tế bào ruột. Sau đó các bào tử bong ra và theo phân thải ra môi trường ngoài.
Ảnh hưởng của EHP đến tốc độ tăng trưởng của tôm
EHP lây nhiễm vào các ống gan của tôm khiến các tế bào gan bị bong tróc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tiêu hóa của tôm. Nếu tôm không thể tiêu hóa và cải thiện được tình trạng mô bị mất, tôm sẽ giảm cảm giác thèm ăn, ăn chậm và dẫn đến chậm tăng trưởng.
Nhận biết tôm bị nhiễm EHP bằng phương pháp cảm quan
Tôm bị nhiễm EHP có thể nhận biết bằng phương pháp cảm quan do có lớp biểu bì mỏng, cơ trắng do phản ứng với tình trạng stress vì nhiễm bệnh, có các đốm đen trên cuống mắt, trong mô cơ và dọc theo ruột sau.
EHP phát triển nhanh như thế nào?
- Tốc độ phát triển nhanh hay chậm của bệnh EHP phụ thuộc nhiều vào việc quản lý trang trại, tần suất thay nước nhiều hay ít và chất lượng thức ăn.
- Một trong những thách thức lớn nhất cho vấn đề lây nhiễm EHP là tại các trang trại sử dụng hệ thống tuần hoàn nước qua các ao. Điều này có nghĩa là nước nhiễm EHP được giữa lại để sử dụng cho trong hệ thống tuần hoàn.
- Tôm sạch bệnh (SPF) bị nhiễm bệnh trong vòng 2 tuần khi sống chung với tôm bị nhiễm bệnh. Tôm có thể bị nhiễm bệnh trong vòng một tuần khi cho ăn tôm bị nhiễm EHP và trong vòng 15 ngày khi tiếp xúc với đất ao. Đối với ao đất không có hệ thống xả thải hoặc loại bỏ mùn bả hữu cơ tích tụ ở đáy ao, quá trình nhiễm trùng có thể diễn ra rất nhanh.
- Kiểm tra PCR tôm post cho kết quả âm tính nhưng bầy tôm bị nhiễm 20-30% trong hệ gan tụy có thể bị bệnh phân trắng trong 65-79 ngày nuôi. Đối với kết quả PCR dương tính cùng với 50-60% nhiễm bệnh trong hệ gan tụy, khi chuyển vào ao có thể bị bệnh phân trắng trong vòng 30-44 ngày. Trường hợp kết quả PCR dương tính và cường độ cảm nhiễm cao từ 40-90% trong gan tụy có thể phát triển phân trắng trong vòng 14-20 ngày.
Làm cách nào để kiểm tra xem tôm có bị nhiễm EHP không?
- Kiểm tra bằng kính hiển vi với độ phóng đại 100 với dầu soi đối với gan và ruột tôm
- Kiểm tra gan tôm bằng phương pháp PCR tại các phòng thí nghiệm. Mẫu tôm có thể được cho vào ethanol (cồn) và gửi đến phòng thí nghiệm ngay sau đó.
- Đối với tôm bố mẹ có thể kiểm tra phân tôm bằng phương pháp PCR.
- Việc kiểm tra sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm nên được thực hiện thường xuyên bằng cả phương pháp cảm quan và xét nghiệm nhanh tại các phòng lab. Những dấu hiệu căn bản sau đây có thể giúp người nuôi dự đoán khả năng bầy tôm của mình đã nhiễm EHP:
- Chậm lớn so với mức độ thông thường mà tôm có thể đạt được sau một thời gian nuôi nhất định.
- Kém ăn, sức ăn không tăng sau nhiều ngày.
- Số lượng giọt dầu trong gan giảm đáng kể.
- Chậm lột xác và không lớn đáng kể sau lột xác.
- Số lượng các ống gan bị xưng cũng có thể cho thấy tình trạng nhiễm bệnh đang ở mức độ nặng nhẹ như thế nào.
Làm cách nào để quản lý tốt và phòng tránh EHP?
- Đối với cơ sở nuôi tôm bố mẹ
- Sử dụng thức ăn tươi sống đã được kiểm tra bằng PCR không bị nhiễm EHP.
- Chỉ dùng tôm bố mẹ đã kiểm tra không nhiễm EHP
- Trong trại sản xuất giống
- Ngâm bể và xử lý toàn bộ đường ống liên quan bằng dung dịch Sodium hydroxyt trong 3 giờ, sau đó để khô hoàn toàn trong vòng 07 ngày.
- Việc nâng pH lên 9 có thể làm giảm đến 90% lượng bào tử EHP.
- Thực hành an toàn sinh học một cách chặt chẽ
- Kiểm tra bệnh trước khi thả vào các hệ thống ương nuôi trong các giai đoạn tiếp theo tại trại giống
- Kiểm tra EHP thường xuyên tại các giai đoạn sản xuất gống.
- Nếu tôm ăn ít hơn bình thường, hãy lấy mẫu và kiểm tra ngay EHP.
- Sử dụng thức ăn chất lượng cao để tăng cường sức khỏe cho tôm
- Trong ao nuôi thịt
- Đảm bảo sát trùng hiệu quả hệ thống cấp nước, bạt ao nuôi, nước cấp đầu vào và trang thiết bị dụng cụ trong hệ thống nuôi.
- Chuẩn bị nước thời gian lâu hơn có thể làm giảm EHP.
- Sử dụng giống tôm không nhiễm EHP được chắc chắn bằng các kiểm tra cảm quan và PCR.
- Mua giống tôm tại các trại giống uy tín.
- Loại bỏ vật chất hữu cơ, chất thải lắng tụ ra khỏi ao tôm một cách triệt để.
- Nếu phát hiện bị nhiễn EHP hãy cho ăn thức ăn có hàm lượng protein dễ tiêu hóa cao và cho ăn ít hơn bình thường.
- PAC có thể được dùng tại các ao lắng để giúp lắng tụ hữu cơ tốt và kéo theo việc giảm các bào tử EHP có trong nước.
- Luôn sẵn sàng nước mới, sạch EHP để thay thế khi cần thiết.
- Giữa các chu kỳ nuôi (vụ nuôi)
- Làm sạch đáy ao, loại bỏ hết mùn bả hữu cơ trong ao.
- Sử dụng thuốc tím với liều lượng thấp nhất là 15 ppm (15kg/1.000 m3 nước) hoặc chlorine với liều lượng 40 ppm.
- Đối với ao đất nên bón thêm với CaO với liều 6 tấn/ha để tăng pH từ 8 – 11 một cách nhanh chóng. Để thực hiện việc này, ao cần phơi khô trước, bón vôi, cày đáy ở độ sâu 10 – 12 cm để trộn đều vôi, sau đó cấp nước vào làm ẩm để kích hoạt vôi.
- Xử lý nước trước khi thả với liều lượng 18g/m3 Calcium hypochlorite để loại bỏ giáp xác (nếu có)
Nguồn: “Fact sheet on Enterocytozoon hepatopenaei, a microsporidian parasite of shrimp” – enaca.org
Dịch bởi: KS. Nguyễn Thành Quang Thuận – VPAS JSC
Công dụng:
- Chống stress cho tôm khi nhiệt độ cao, mật độ nuôi tôm cao, pH tăng
- Tăng cường sức đề kháng khi thời tiết thay đổi: nắng nhiều, mưa nhiều
Cách dùng:
- Khi thời tiết thay đổi: 2kg/4.000-5.000 m3 nước
- Nắng nóng kéo dài, mật độ nuôi cao: 2kg/2.000-3.000 m3 nước
Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.
Tag: chống stress, tăng đề kháng, tăng ph, tạt chống sốc, Vitamin, vitamin c15, vitamin c15 xô, vitamin giá rẽ, vitamin giá tốt
Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61
Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.
Sinh Học Tôm Vàng
Các sản phẩm khác
Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.
Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.
Sinh Học Tôm Vàng