Cách phòng ngừa bệnh tôm bị mềm vỏ hiệu quả

Cách phòng ngừa bệnh tôm bị mềm vỏ hiệu quả!

Tôm mềm vỏ xuất hiện khá phổ biến tại các ao nuôi thuỷ sản hiện nay. Với những biểu hiện phổ biến như vỏ tôm bị mỏng, nhũn, nhăn nheo, quần thể tôm dạt bờ cao và có thể chết rải rác. Đây đây là căn bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tôm nuôi và gây thiệt hại nặng nề đến kinh tế nghề nuôi tôm.

Nguyên nhân làm tôm bị mềm vỏ:

  • Thiếu dinh dưỡng: Tôm thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi và photpho. Khi tôm lột xác để tạo vỏ mới, vỏ mới sẽ cứng trở lại trong vòng 24 giờ. Nhưng nếu tôm không được cung cấp đủ các khoáng chất cần thiết để tạo vỏ thì vỏ sẽ trở nên mềm và mỏng.
  • Nước ao nuôi bị ô nhiễm: Nước bị nhiễm cặn công nghiệp, nông nghiệp hoặc hóa chất. Đặc biệt là thuốc trừ sâu từ các hoạt động nuôi trồng.
  • Nước ao nuôi có độ mặn hoặc độ kiềm thấp quá mức
  • Ngoài ra, việc nuôi tôm dày, mật độ nuôi ao nuôi thâm canh cao. Môi trường nuôi thay đổi cũng khiến tôm dễ mắc bệnh mềm vỏ

Triệu chứng và biểu hiện tôm mềm vỏ

Tôm mềm vỏ do môi trường và dinh dưỡng thường sẽ có biểu hiện cơ bản như sau:

  • Theo quan sát thông thường, tôm mắc bệnh thường có vỏ mỏng, nhăn nheo, gợn sóng và thời gian mềm vỏ kéo dài vài tuần.
  • Tôm bị bệnh rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng và những mầm bệnh nguy hiểm khác.
  • Quá trình nuôi sẽ thấy tôm yếu, chậm lớn, suy kiệt dần dẫn đến chết. Nếu tôm sống sót thì chúng cũng sẽ còi cọc và phân đàn.
  • Tôm mềm vỏ do ảnh hưởng của vi khuẩn (hội chứng lỏng vỏ)

Sau đây là hình ảnh mô tả chi tiết giúp bà con có thể hiểu rõ hơn về hội chứng lỏng vỏ ở tôm

(A) Tôm nhiễm bệnh có phần vỏ và cơ thịt lỏng lẻo

(B) Gan và tuyến tụy của tôm có sắc tố melanin, và gan co và nhỏ hơn so với tôm khỏe mạnh.

(C) Ruột của tôm bệnh chuyển sang màu trắng sữa đục

(D) Khoảng cách giữa cơ và vỏ thể hiện rõ ràng.

Cách phòng ngừa bệnh tôm bị mềm vỏ hiệu quả

  • Quản lý nguồn nước cấp vào ao nuôi, nên diệt khuẩn nguồn nước cấp kỹ càng, nếu kiểm tra quá nhiều chất độc hại thì người nuôi nên thay đổi nguồn nước cấp.
  • Giữ cân bằng cho sự phát triển của tảo, hạn chế tối đa sự phát triển của tảo độc gây ảnh hưởng đến tôm nuôi
  • Quá trình nuôi nên diệt khuẩn ao định kỳ, sử dụng hàm lượng khoáng chất vừa đủ để đảm bảo đủ chất cho quá trình tạo vỏ của tôm.
  • Kết hợp sử dụng men vi sinh làm sạch nước ao nuôi để ngăn chặn khí độc xuất hiện gây ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển của tôm.
  • Chọn mua thức ăn từ nhà cung cấp uy tín, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên trộn Vitamin và men tiêu hóa giúp cho tôm hấp thụ thức ăn tốt.
  • Đo pH, độ mặn thường xuyên để kịp thời điều chỉnh ở mức thích hợp.
  • Chọn nhà cung cấp uy tín để mua thức ăn, đảm bảo đủ dinh dưỡng, thường xuyên trộn thêm vitamin, men tiêu hóa để tôm hấp thu thức ăn tốt hơn.

Thông tin liên hệ:

????0913885405

Facebook ” Thủy Sản Sinh Học Tôm Vàng”:

https://www.facebook.com/Sinhhoctomvangvietnam?mibextid=LQQJ4d

Youtube “SINH HỌC TÔM VÀNG official”:

https://www.youtube.com/@sinhhoctomvangofficial1889

Zalo OA “Công ty TNHH Sinh Học Tôm Vàng”:

https://zalo.me/4582623942027439652

Web: “Công ty TNHH Sinh Học Tôm Vàng”:

https://sinhhoctomvang.vn

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.

Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.

Sinh Học Tôm Vàng