Báo động thực trạng xả nước thải nuôi tôm không xử lý ra môi trường

Tuyến kênh Trường Sơn (đoạn đi qua địa bàn ấp 13, xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình) bị hộ nuôi tôm xả thải gây ô nhiễm môi trường (ảnh trên), và ống xả thải trực tiếp từ ao nuôi tôm ra môi trường. Ảnh: C.L

Hơn 2 năm nay, người dân ấp 13 (xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình) rất bức xúc khi nhiều hộ tự phát nuôi tôm công nghệ cao liên tục xả nước thải, chất thải không qua xử lý ra môi trường. Việc làm này gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân địa phương.

Dọc theo con kênh Trường Sơn (đoạn đi qua ấp 13), nhiều ống nhựa dài hàng chục mét nối từ khu vực nuôi tôm xả thải nước ra kênh mà không qua bất kỳ hệ thống lắng, lọc nào. Nhiều đoạn kênh đã bị những hộ nuôi tôm công nghiệp tự phát biến thành ao nhà và cứ thế mặc tình xả thải. Hậu quả là nhiều đoạn kênh nước trở nên đặc quánh, đen ngòm, bốc mùi hôi nồng nặc, bà con sống xung quanh không có nước sạch để canh tác.

Ông Lâm Văn Tiến (ngụ ấp 13) nói trong nỗi bức xúc: “Tôi và những hộ dân sống gần đây nhiều lần đến góp ý với mấy hộ nuôi tôm công nghệ cao không nên xả thải nước bừa bãi để chúng tôi có nguồn nước nuôi tôm. Thế nhưng, họ chỉ ậm ừ cho qua chuyện và vẫn xả thải. Nếu cứ tiếp tục như vậy thì vài năm nữa vùng này không còn sản xuất được vì môi trường bị ô nhiễm trầm trọng”.

Theo bà con nơi đây, từ năm 2017 đến nay, phong trào nuôi tôm tự phát trở nên rầm rộ. Nhiều người đổ xô đào ao nuôi tôm gần các khu dân cư ven biển, rồi xả thải bừa bãi. Người dân địa phương đã nhiều lần trình báo chính quyền và phản đối việc làm trên. Các ngành chức năng và xã Vĩnh Hậu cũng đã nhiều lần đình chỉ, không cho những hộ này nuôi tôm. Song, họ vẫn tiếp tục nuôi cho đến nay.

Ông Trần Văn Thống, Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Hòa Bình, cho biết: “Sắp tới, Phòng sẽ trình với UBND huyện thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra các điểm nuôi tôm gây ô nhiễm môi trường theo phản ánh của người dân. Đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, buộc những người vi phạm khắc phục hậu quả. Kiên quyết không để những hộ nuôi tôm không đủ điều kiện gây nguy hại đến môi trường nuôi trồng thủy sản trong cộng đồng”.

Toàn tỉnh hiện có hơn 130.000ha nuôi tôm, trong đó nuôi tôm công nghiệp chiếm trên 30%. Tuy nhiên, hầu hết các hộ không đầu tư ao lắng để xử lý nước, vì vậy, sau mỗi vụ nuôi, nước thải, bùn được xả trực tiếp ra kênh, sông. Việc xả nước thải từ ao nuôi tôm công nghiệp ra kênh rạch không được xử lý sẽ làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nếu việc xả thải diễn ra liên tục sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, ảnh hưởng đến ngành công nghiệp nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh của tỉnh trong thời gian không xa.

 

GIỚI THIỆU SẢN PHẨM

Duy trì màu nước, ổn định chất lượng nước, tảo ổn định

Công dụng:

  • Cung cấp lợi khuẩn và enzyme cho ao nuôi
  • Phân hủy các chất thải hữu cơ, làm sạch nước và đáy ao
  • Làm giảm các khí độc NH3, H2S, NO2 trong ao nuôi

Cách dùng:

  • Tháng 1-2 dùng 500g/1kg cho 10000m2, định kỳ 1 tuần 1 lần
  • Tháng 3-4 dùng 700g/1kg cho 10000m2, định kỳ 1 tuần 1 lần
  • Ao ô nhiễm nặng: dùng 250g + 1kg mật đường và 5kg Zeo bột + 1kg cám gạo trộn vào 30 lít nước sau 30 phút rồi tạt, đánh lúc sáng chạy quạt liên tục 8 giờ
  • Giảm tảo cũng vậy đánh lúc 2 giờ chiều chạy quạt tới sáng.

 

Tags: Duy trì màu nước tốt. Làm cho đáy ao sạch. Ổn định nước hiệu quả. Ổn định tảo. Xử lý khí độc hiệu quả. Vi sinh xử lý đáy tốt. Vi sinh xử lý đáy mới. Vi sinh xử lý đáy giá tốt. Vi sinh xử lý đáy giá mềm. 

Chí Linh Báo Bạc Liêu
SHTV

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.

Tag:  

Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.

Sinh Học Tôm Vàng