Bến Tre: Sẽ đầu tư trên 2.500 tỷ đồng phát triển đối tượng thủy sản nuôi chủ lực

UBND tỉnh Bến Tre đề ra các giải pháp, mục tiêu, đồng thời xác định nhiệm vụ trọng tâm của các cấp từ tỉnh đến cơ sở để phát huy vai trò chủ động, sáng tạo thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phát triển đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2030.

Bến Tre sẽ chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi tôm thâm canh

Theo đó, Bến Tre có nhiệm vụ tập trung phát triển các đối tượng thủy sản nuôi chủ lực của tỉnh, bao gồm: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra với mô hình tổ chức sản xuất phù hợp, áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng, đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái; mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế tỉnh Bến Tre nói riêng và cả nước nói chung.

Cụ thể, đến năm 2030, tổng diện tích nuôi thủy sản chủ lực của tỉnh Bến Tre đạt 37.000ha; trong đó, tôm sú 22.500ha, tôm thẻ chân trắng 13.500ha, cá tra nuôi thâm canh 1.000ha. Tổng sản lượng đạt 402.870 tấn. Giá trị tăng thêm trên một đơn vị diện tích đối với nuôi cá tra là 200 triệu đồng/ha; nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng tăng lên 100 triệu đồng/ha. Giá trị kim ngạch xuất khẩu 200 triệu USD, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2025 – 2030 đạt 7,39%. Đạt 100% diện tích nuôi tập trung thâm canh đối tượng nuôi thủy sản chủ lực tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đạt chứng nhận VietGAP hoặc chứng nhận tương đương.

Theo Kế hoạch, tổng kinh phí thực hiện phát triển các đối tượng thủy sản nuôi chủ lực được UBND tỉnh Bến Tre dự toán trên 2.500 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách Nhà nước 1.891 tỷ đồng và vốn khác 614,4 tỷ đồng; được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 2019 – 2020 kinh phí 753 tỷ đồng, và giai đoạn 2021 – 2025 kinh phí gần 1.753 tỷ đồng.

Để đạt được kết quả trên, Bến Tre sẽ chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi tôm thâm canh theo quy trình nuôi an toàn sinh học, an toàn môi trường và an toàn dịch bệnh tạo ra sản phẩm an toàn thực phẩm. Đầu tư hệ thống điện 3 pha đảm bảo cung cấp đủ điện cho các vùng sản xuất. Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi và cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đặc biệt tại các xã nuôi tôm trọng điểm trên địa bàn 3 huyện biển.

Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ các vùng sản xuất tôm – lúa, tôm – rừng có quy mô lớn tại các huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Triển khai hiệu quả đề án giống cá tra ba cấp và các chương trình, đề án nhiệm vụ khoa học về giống thủy sản nuôi chủ lực. Đồng thời, tập trung phát triển đối với các vùng có cơ sở hạ tầng tốt để phát triển vùng nuôi theo hướng công nghệ cao, nông nghiệp sạch và thông minh, gắn liền phát triển với quy hoạch sử dụng đất.

Mô hình nuôi tôm – rừng được phát triển theo hình thức sinh thái, hữu cơ, tạo ra sản phẩm sạch

Về tổ chức thực hiện, UBND tỉnh Bến Tre giao cho Sở NN&PTNT chỉ đạo tăng cường các hoạt động quan trắc, quản lý môi trường tại các vùng nuôi tập trung. Giám sát chặt chẽ dịch bệnh, đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng giống, vật tư, ngăn chặn triệt để vấn nạn bơm chích tạp chất vào nguyên liệu. Phối hợp nghiên cứu để hoàn thiện quy trình nuôi tôm hai giai đoạn, nuôi theo công nghệ cao; đặc biệt từ quy trình nuôi đến xử lý chất thải, nước thải, nhất là vỏ tôm.

Sở TN&MT kết hợp với các Sở, ngành hướng dẫn các địa phương định hướng phát triển các đối tượng nuôi chủ lực trên địa bàn trong quy hoạch sử dụng đất đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và kế hoạch phát triển chung của tỉnh Bến Tre. Xây dựng đề án các phương án, kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường có thể tác động đến ngành thủy sản. Đồng thời, thực hiện tốt việc quản lý về công tác bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, UBND tỉnh Bến Tre cũng yêu cầu các ngành, các cấp trong tỉnh rà soát lại các quỹ đất đã được quy hoạch phát triển nuôi thủy sản, nhất là đối với nuôi tôm để tạo cơ sở pháp lý cho việc thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp tác đầu tư. Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách, thủ tục pháp lý, các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy quá trình tích tụ đất đai, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nuôi tôm. Triển khai thực hiện thí điểm công tác dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất tập trung quy mô lớn ở một số vùng, từ kết quả đạt được sẽ tiến hành nhân rộng…

 

 

GIỚI THIỆU SẢN PHẨM:

Xử lý phèn trong ao nuôi tôm

Công dụng:

  • Lắng tụ lơ lửng, nước bị dơ do tảo chết đột ngột.
  • Giảm độ nhớt và váng bọt trên mặt nước.
  • Giảm sốc cho tôm khi sử dụng hóa chất diệt khuẩn.
  • Tăng oxy hòa tan trong nước.
  • Đặc biệt giảm phát sáng trong nước
  • Giảm phèn trong nước và kim loại nặng.

Cách dùng:

  • Định kỳ 7-10 1 lần 2lit/1200m3
  • khi ao có dấu hiệu tảo tàn, ván bọt nhiều, màu nước dùng 3lit/1000m3 50% trộn zeo hạt 50% đánh vào nước sao đó bật quạt chạy điều 6 giờ-7 liên tục.

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61

TAG: Cách làm sạch bọt nhớt trong ao nuôi tôm. Cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm. Cấp cứu tôm nổi đầu. Giải quyết đóng rong, nhớt hiệu quả. Giải độc tố trong ao nuôi. Giảm khí độc tốt. Giảm phát sáng hiệu quả. Khử kim loại nặng. Khử kim loại nặng hiệu quả. Làm mềm nước cứng nhanh. Lắng tụ kim loại nặng. Tăng oxy hiệu quả. Ức chế vi khuẩn hiệu quả. Xử lý khí độc tốt. Xử lý phèn trong ao nuôi tôm

 

Bạch Thanh
SHTV

 

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.

Tag:  

Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.

Sinh Học Tôm Vàng