Cà Mau ngoài Tôm, Cua thì nuôi Sò Huyết cũng mang lại thu nhập cao

Thông tin từ Hội Nông dân tỉnh, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau, Hội Nông dân tỉnh cũng đã thí điểm mô hình, kết hợp hỗ trợ kỹ thuật, vốn, nhân rộng mô hình, đồng thời tăng cường công tác quản lý vùng nuôi để giúp bà con sản xuất hiệu quả.Hiện nay, ở Cà Mau, ngoài tôm và cua, sò huyết được người dân đánh giá là loài thủy sản dễ nuôi, có giá trị kinh tế cao, nếu đầu ra ổn định sẽ giúp nông dân tăng thu nhập đáng kể từ mô hình này.
Thí điểm nhân rộng mô hình nuôi sò huyết
Huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển là một trong những địa phương có diện tích và số hộ nuôi sò huyết nhiều trong tỉnh hiện nay. Riêng tại huyện Cái Nước có trên 6.000ha; huyện Năm Căn trên 1.500ha; huyện Đầm Dơi khoảng 13.000ha xen canh tôm, cua, sò huyết; huyện Ngọc Hiển trên 1.000ha… Trong đó xã Đông Thới (huyện Cái Nước) được xem là nơi hình thành và phát triển mô hình nuôi sò huyết khá sớm và quy mô lớn so với các địa phương trong tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn xã có 5 tổ hợp tác và 1 hợp tác xã nuôi sò huyết, với trên 100 hộ dân tham gia.
Theo báo cáo từ Phòng Nông nghiệp huyện Đầm Dơi, tính đến thời điểm này, toàn huyện có 150ha chuyên nuôi sò huyết và 12.540ha nuôi sò huyết kết hợp tôm, cua, với khoảng 300 hộ nuôi, tập trung nhiều ở các xã: Tân Đức, Tân Dân, Thanh Tùng, Tân Thuận.
Anh Trịnh Hoàng Cung, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Dân, cho biết: “Sò huyết thích nghi tốt với nguồn nước chứa phù sa, làm thức ăn giúp sò mau lớn, hiệu quả. Ban đầu, bà con chỉ nuôi thử nghiệm, thấy hiệu quả mới nhân rộng. Tùy điều kiện, diện tích đất đang có, bà con nghiên cứu mật độ nuôi phù hợp, nuôi xen canh nhỏ lẻ trong vuông tôm góp phần tăng thu nhập, trên địa bàn xã cũng đã thành lập Tổ hợp tác nuôi sò huyết tại ấp Tân Long B với 45 thành viên tham gia. Mô hình này duy trì hiệu quả nhiều năm qua, nhất là vào cuối năm 2019, đầu năm 2020, bà con rất phấn khởi khi sò được mùa và được giá”.
Năm nay sò huyết được mùa, trúng giá nên bà con hết sức phấn khởi được bà con ví là đối tượng nuôi một vốn bốn lời.
Theo bà con nông dân, nếu gặp thời tiết thuận lợi, ít hao hụt, bình quân năng suất đạt trên 1 tấn/ha/năm, với giá bán cao như hiện nay: 130 – 150 ngàn đồng/kg loại 80 – 100 con; trừ chi phí thu lãi khoảng 200 – 220 triệu đồng.
Điển hình Anh Huỳnh Văn Đấu (ấp Tân Long B) cho biết: “Với diện tích 1,7ha đất; tôi bao lưới riêng diện tích 4.000m2 trong vuông để nuôi sò huyết từ năm 2015 đến nay. Thấy hiệu quả nên đầu tư quy mô hơn, riêng năm 2019 đầu tư khoảng 30 – 40 triệu đồng tiền sò giống, sau 5 – 6 tháng nuôi thì bắt đầu thu hoạch dần. Đợt thu hoạch gần đây nhất được hơn 1 tấn sò, giá dao động 130 – 150 ngàn đồng/ký; thu lãi trên 100 triệu đồng.
Cũng như ông Phạm Tấn Lộc (ấp Tân Long B) thả nuôi 9 triệu đồng tiền sò giống, nhưng thu về lợi nhuận trên 50 triệu đồng. Anh Phạm Hữu Thọ (con ông Lộc) thả 70 – 80 triệu tiền sò giống, thu lãi trên 200 triệu đồng (sò nhỏ anh tiếp tục giữ lại nuôi tiếp, chờ đến lứa thu hoạch).
Các ngành chức năng địa phương sát cánh cùng người dân.
Ông Huỳnh Văn Bê, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Tân Long B, cho biết: “Bà con nơi đây rất chăm chỉ làm ăn, chịu khó tìm tòi học hỏi các mô hình để nâng cao thu nhập. Ngoài tôm, cua thì nuôi sò huyết cũng góp phần mang lại thu nhập đáng kể cho bà con. Đã qua, Hội Nông dân xã, huyện cũng đã tạo điều kiện về vốn, kỹ thuật hỗ trợ phần nào cho bà con trong sản xuất. Tuy nhiên, mối quan tâm nhất của người dân hiện nay là cần tìm nguồn giống chất lượng, được thuần hóa tại địa phương để thích nghi với nguồn nước, môi trường, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi”.
Để giúp nhà nông địa phương nuôi sò huyết đạt hiệu quả như mong muốn, thời gian qua, ngành chức năng trong tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, các huyện, thành phố tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyên môn, giúp đông đảo hộ nuôi sò nắm bắt quy trình, kỹ thuật để giảm rủi ro, tăng hiệu quả.
Thông tin từ Hội Nông dân tỉnh, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau, Hội Nông dân tỉnh cũng đã thí điểm mô hình, kết hợp hỗ trợ kỹ thuật, vốn từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân tỉnh, các huyện, thành phố đã phần nào chia sẻ cùng các địa phương trong thực hiện các mô hình, dự án nuôi trồng, trong đó ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển. , nhân rộng mô hình, đồng thời tăng cường công tác quản lý vùng nuôi để giúp bà con sản xuất hiệu quả
Theo Loan Phương Báo Đất Mũi
Giới thiệu sản phẩm
Công dụng:
- Giúp tôm cứng vỏ sau 6h
- Kích lột cho tôm sau 6h
- Tăng kiềm hiệu quả cho tôm
- Ổn định màu nước hiệu quả cho tôm
- Cung cấp khoáng chất cho môi trường ao nuôi, giúp ổn định pH, tôm lột xác nhanh, lột hoàn toàn, mau cứng vỏ sau khi lột.
Cách dùng:
- Sử dụng định kỳ: 1kg/2000-3000m3 nước
- Giúp tôm cứng vỏ nhanh: 1kg/1000m3 nước.
- Tăng kiềm: 1kg/1000m3 nước
Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.
Tag: chắc thịt, chống sóc, chống sốc cho tôm, cong thân, cứng vỏ, cứng vỏ chắc thịt, cứng vỏ nhanh., cứng vỏ sau 6h, Đục cơ, giúp tôm cá tăng trưởng nhanh, khoáng đục cơ, khoáng tăng kiềm, khoáng tăng kiềm mới, lột xác đúng chu kỳ, nặng cân, ngừa cong thân đục cơ, ổn định màu nước, ổn định nước, ổn định pH, ổn định pH hiệu quả, ổn định pH tốt
Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61
Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.
Sinh Học Tôm Vàng
Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.
Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.
Sinh Học Tôm Vàng