Chuỗi giá trị tôm: Còn bất cập đầu vào, đầu ra

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại huyện Thạnh Phú. Ảnh: Hoàng Mai

Nghề nuôi tôm biển đã phát triển rất nhanh và có tầm quan trọng rất lớn trong phát triển kinh tế tại địa phương. Tuy vậy, người nông dân hiện nay hầu như “tự bơi” trong việc mua con giống từ đầu vào và đến đầu ra khi thu hoạch. Trong khi đó, việc xây dựng chuỗi giá trị con tôm biển còn nhiều bất cập, yếu kém cần phải giải quyết để hướng đến phát triển bền vững.

Từ chất lượng con giống…

Nghề nuôi tôm biển tại tỉnh phát triển hơn 20 năm với sản lượng rất lớn, khoảng 56 ngàn tấn/năm nhưng điều nghịch lý là cả đầu vào và đầu ra phục vụ cho con tôm đều chưa đáp ứng được nhu cầu. Hiện tại, toàn tỉnh có khoảng 80 cơ sở sản xuất tôm giống, trong đó có 3 cơ sở lớn, còn lại đều nhỏ lẻ. Ông Huỳnh Văn Cung – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết: “Hàng năm, nhu cầu của người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh cần khoảng 7,5 tỷ con giống nhưng các cơ sở trong tỉnh chỉ đáp ứng được khoảng 2 tỷ con. Vì vậy, hầu hết người nuôi đều mua con giống ở các cơ sở, doanh nghiệp ngoài tỉnh như: Bạc Liêu, Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận…”.

Hiện tại, có hàng trăm cơ sở sản xuất tôm giống trong và ngoài tỉnh giới thiệu sản phẩm đến tận ao nuôi với nhiều hình thức khuyến mãi (tặng thêm tôm giống), người nuôi chủ yếu dựa theo kinh nghiệm để chọn mua. Hầu hết nông dân đều chọn những cơ sở lớn, làm ăn uy tín. Ông Võ Văn Ê, người nuôi tôm lâu năm ở xã Vĩnh An (Ba Tri) cho biết: “Hiện nay, người nuôi tôm đau đầu nhất là con giống vì không biết tin vào ai được, cơ sở thì giới thiệu giống tốt, mau lớn nhưng khi thả nuôi thì bị chết giữa chừng, làm người nuôi thiệt hại”.

Trong thời gian qua, người nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng chủ yếu mua tôm giống từ các tỉnh trong khu vực và miền Trung như: TP. Cần Thơ, Bạc Liêu, Ninh Thuận, Bình Thuận… Ông Lê Hoàng Dũng, ngụ xã Bình Thới (Bình Đại) nhận định: “Hiện nay, có hàng trăm loại tôm giống khác nhau được quảng cáo rầm rộ với khuyến mãi tặng thêm 50%, thậm chí 100% con giống. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở đều ở ngoài tỉnh, chất lượng không thể biết được nên người nuôi thường chọn theo cảm tính, đến khi phát sinh dịch bệnh thì chỉ biết ngậm ngùi. Một số hộ nuôi mua tôm giống ở các công ty lớn, uy tín lâu năm nhưng ở tận miền Trung nên tốn nhiều chi phí vận chuyển, kéo theo giá cao”.

Sản xuất con giống đã yếu kém, ngành chế biến tôm thì hầu như chưa phát triển. Toàn tỉnh có 13 nhà máy chế biến thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu với công suất thiết kế 150 ngàn tấn/năm nhưng chủ yếu sản xuất, chế biến các sản phẩm từ cá tra, nghêu, chưa có nhà máy chế biến tôm. Gần như sản lượng tôm thu hoạch phải chở sang Sóc Trăng, Trà Vinh hay Bạc Liêu để chế biến. Người nuôi tôm chủ yếu bán cho thương lái rồi vận chuyển đến các nhà máy trong khu vực để tiêu thụ hoặc bán cho thương lái tiêu thụ ở các chợ nội địa. Do đó, giá tôm nguyên liệu thấp hơn một số vùng trong khu vực.

Đến đầu ra sản phẩm

Thời gian gần đây, tỉnh  tập trung xây dựng chuỗi giá trị con tôm biển nhằm hướng đến sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc liên kết từ đầu vào đến đầu ra đều gặp rất nhiều khó khăn. Cả 3 hợp tác xã (HTX) nuôi tôm tại 3 huyện ven biển đều hoạt động kém hiệu quả. Tại HTX dịch vụ thủy sản Định Trung (Bình Đại), được thành lập từ ngày 3-5-2018, với 33 xã viên, diện tích nuôi 6,73ha. Vốn ban đầu của HTX do các xã viên đóng góp dự kiến là 304 triệu đồng, nhưng đến nay chưa góp được đồng nào vì xã viên chỉ hứa miệng. Hầu như HTX chỉ thành lập cho có chứ chưa có sự liên kết, ký hợp đồng mua con giống, thức ăn hay bao tiêu sản phẩm cho bà con xã viên.

Ông Trần Quốc Hải – Chủ tịch UBND xã Định Trung cho biết: “Sau đại hội xã viên khoảng 2 tháng, UBND xã kêu gọi một công ty sản xuất tôm giống ký hợp đồng cung ứng giống cho bà con xã viên với giá bằng giá đại lý. Sau đó, có 4 hộ mua, nhưng ngay thời điểm cuối vụ xảy ra dịch bệnh, tôm chết nên bà con bị thua lỗ. Từ đó đến nay không ký hợp đồng, HTX cũng chẳng có hoạt động gì. Hướng tới, UBND xã kiến nghị giải thể HTX để thành lập HTX nông nghiệp gồm trồng, kinh doanh dừa và thủy sản có sự liên kết từ đầu vào đến đầu ra”.

HTX nuôi tôm thâm canh Vĩnh An (Ba Tri) cũng trong tình cảnh tương tự. HTX thành lập năm 2017, diện tích 60ha với 97 xã viên. Các xã viên đã góp vốn 470 triệu đồng nhưng toàn bộ đều bỏ trong ngân hàng chứ chưa sử dụng vì HTX chưa ký hợp đồng mua con giống, thức ăn hay bao tiêu sản phẩm cho bà con xã viên. Ông Võ Văn Ê – Giám đốc HTX cho biết: “Do nghề nuôi tôm cần số vốn rất lớn nên số tiền xã viên góp chẳng thấm vào đâu. Trong khi đó, việc tiếp cận vốn ngân hàng rất khó khăn vì HTX không có tài sản thế chấp. Vì vậy, sau khi thành lập HTX đến nay, chẳng có ký một hợp đồng nào để mua giống, hay thức ăn cho bà con xã viên mà tất cả đều mua thông qua đại lý, cơ sở như trước đây. Đến khi thu hoạch thì doanh nghiệp cần số lượng lớn trong khi nông dân không thả nuôi đồng loạt nên cũng chưa ký hợp đồng tiêu thụ sau khi thu hoạch. Vì vậy, xã viên tự kêu thương lái bán như các hộ nuôi khác không vô HTX”.

Theo ông Ê, sắp tới, HTX dự định sẽ ký hợp đồng với đại lý lớn để cung ứng thức ăn cho bà con xã viên nhằm được giá ưu đãi nhưng không biết có thực hiện được không. Hiện tại, hoạt động của HTX hết sức khó khăn, cần có sự giúp sức từ các cấp, các ngành.

 

GIỚI THIỆU SẢN PHẨM:

Xử lý phèn trong ao nuôi tôm

Công dụng:

  • Lắng tụ lơ lửng, nước bị dơ do tảo chết đột ngột.
  • Giảm độ nhớt và váng bọt trên mặt nước.
  • Giảm sốc cho tôm khi sử dụng hóa chất diệt khuẩn.
  • Tăng oxy hòa tan trong nước.
  • Đặc biệt giảm phát sáng trong nước
  • Giảm phèn trong nước và kim loại nặng.

Cách dùng:

  • Định kỳ 7-10 1 lần 2lit/1200m3
  • khi ao có dấu hiệu tảo tàn, ván bọt nhiều, màu nước dùng 3lit/1000m3 50% trộn zeo hạt 50% đánh vào nước sao đó bật quạt chạy điều 6 giờ-7 liên tục

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.

Tags: Cách làm bọt sạch nhớt trong ao nuôi tômCách xử lý phèn trong ao nuôi tômCách xử lý phèn trong ao hiệu quảCấp cứu tôm nổi đầuGiải quyết tôm nổi đầu hiệu quảKhắc phục tôm đóng rong, đóng nhớtGiảm phát sáng tốtGiảm khí độc hiệu quảKhử kim loại nặng, Khử kim loại nặng hiệu quảKhử kim loại nặng tốtLàm mềm nước cứngLàm mềm nước cứng tốt, Tăng oxy tốtTăng oxy hiệu quảỨc chế vi khuẩnỨc chế vi khuẩn hiệu quảXử lý khí độc chất lượngXử lý khí độc hiệu quảXử lý phèn trong ao tôm tốtXử lý phèn trong ao tôm giá tốtXử lý phèn trong ao tôm giá rẽ.

YouTube player
Hoàng Mai – Hữu Hiệp
Tepbac
SHTV

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.

Tag:  

Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.

Sinh Học Tôm Vàng