Đồng Tháp Mười lại quay lại lấp ao, tiếp tục trồng lúa

ENZYME XỬ LÝ NƯỚC AO NUÔI THỦY SẢN

Từ cuối năm 2017, phong trào bỏ trồng lúa, đào ao trên đất ruộng để ương nuôi cá tra giống bắt đầu lan rộng ở vùng Đồng Tháp Mười. Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều ngành hàng, trong đó cá tra cũng không ngoại lệ. Xuất khẩu sụt giảm, tình hình nuôi cá tra cũng gặp nhiều khó khăn, giá cá tra nguyên liệu giảm sâu; kéo theo giá cá tra giống cũng sụt giảm mạnh. Vì việc ương nuôi cá tra giống liên tục thua lỗ thì nay nhiều hộ dân ở vùng Đồng Tháp Mười lại quay lại lấp ao, tiếp tục trồng lúa.

Điệp khúc ương cá - trồng lúa - traders - Kinh tế & Cuộc sống
Một hộ dân ở huyện Tân Hưng, Long An sau thời gian đào ruộng nuôi cá tra, nay san lấp ao để tiếp tục trồng lúa. Ảnh: An Long

Tỉnh Long An, mặc dù ngành nông nghiệp tỉnh đã có nhiều biện pháp hạn chế như xử phạt hành chính về việc khai thác đất sai mục đích, yêu cầu đăng ký hồ sơ chặt chẽ… nhưng một số huyện vẫn có tốc độ bỏ lúa nuôi cá tra “chóng mặt”. Điển hình như huyện Tân Thạnh, từ khoảng 20 ha cuối năm 2017, đến năm 2018 đã tăng lên 634 ha và cuối năm 2019 đã trên 1.300 ha. Hoặc như huyện Tân Hưng, chỉ sau hơn 2 năm phát triển “nóng” đã có 1.037 hộ dân đã chuyển đổi hơn 1.800 ha đất lúa sang đào ao ương cá tra bột lên cá giống.

Theo Sở NN&PTNT Long An, giá cá tra giống trên địa bàn tỉnh hiện duy trì ở mức thấp, khoảng 18.000 – 21.000 đồng/kg (loại 30 – 35 con/kg). Mức giá khiến người ương nuôi cá tra giống thua lỗ nặng; đặc biệt, đây là mức giá đã kéo dài nhiều tháng liền và chưa có dấu hiệu khả quan hơn đối với người ương nuôi cá tra giống tại các tỉnh vùng Đồng Tháp Mười ở Long An như Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Mộc Hóa và thị xã Kiến Tường.

Hệ quả là theo ước tính của ngành nông nghiệp Long An, trong quý I/2020, có trên 70% số hộ dân vùng Đồng Tháp Mười nuôi cá tra bị thua lỗ hoặc hòa vốn.

Trước tình hình trên, từ đầu năm 2020 Tính đến nay, đã có hơn 100 ha ao nuôi tại huyện Tân Thạnh và hơn 80 ha tại Tân Hưng đã được người dân lấp lại để trồng lúa hoặc một số loại cây khác.Việc tái ao nuôi cũng đang có dấu hiệu chững lại. Tuần đầu tháng 5/2020, chỉ có 10 ha ao nuôi cá tra được người dân tiếp tục thả nuôi. Hiện, vẫn còn gần 1.100 ha ao nuôi đang tiếp tục để trống, người dân chưa thả nuôi vì đầu tư sẽ tiếp tục bị lỗ.

Theo : Tuấn Kiệt – thuysanvietnam

Giới thiệu sản phẩm

ENZYME XỬ LÝ NƯỚC AO NUÔI THỦY SẢN

Công dụng:

  • Cung cấp Enzyme cho ao nuôi
  • Phân hủy các chất hữu cơ
  • Làm sạch nước và đáy ao
  • Làm giảm các khí độc NH3, H2S trong ao nuôi

Cách dùng:

  • Dùng 500g pha vào 30 lít nước quậy đều 15 phút sau hoặc sục khí 15 phút sau rồi tạt. Lưu ý sản phẩm chậm tan và siêu mịn
  • Xử lý sạch nước và gây màu đánh lúc 8-9 giờ sáng
  • Xử lý đáy: trộn với Zeo hạt lúc 9 giờ sáng
  • Xử lý nhớt ao bạc , nước lên màu và giảm tảo trong ao bạc đánh lúc 6 giờ chiều

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook:Sinh học tôm vàngđể biết thêm thông tin.

 Tag: ao bạcenzyme giá rẽenzyme giá tốtgiảm khí độcgiảm tảolàm sạch nướcmàu nước đẹpnong to đường ruộtphân hủy chất hữu cơphân hủy nhanh thức ăn thừaxử lý nhớt ao bạt.

Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 

Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.

Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.

Sinh Học Tôm Vàng