Hàng loạt lô hàng tôm bị FDA Mỹ từ chối trong tháng 10

Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) hiện đã từ chối tổng cộng 60 lô hàng tôm do dư lượng thuốc thú y trong năm 2019.

Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) báo cáo có 2 trên tổng số 131 lô hàng thủy sản (1,5%) là các lô hàng tôm bị từ chối trong tháng 10 vừa qua do kháng sinh cấm. FDA hiện đã từ chối tổng cộng 60 lô hàng tôm do dư lượng thuốc thú y trong năm 2019.

2 lô hàng tôm bị từ chối do dư lượng kháng sinh cấm trong tháng 10 đến từ hai nhà xuất khẩu khác nhau tại Ấn Độ và Venezuela gồm:

– Cochin Frozen Food Exports (Ấn Độ), công ty hiện không nằm trong danh sách Cảnh báo nhập khẩu16-124 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế các sản phẩm thủy sản nuôi trồng do phát hiện thuốc chưa phê duyệt”), Cảnh báo nhập khẩu 16-127 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế thủy sản giáp xác do Chloramphenicol”), hay Cảnh báo nhập khẩu 16-129 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế các sản phẩm thủy sản do Nitrofurans”), có 1 lô hàng bị từ chối thông quan do phát hiện tôm chứa dư lượng thuốc thú y, báo cáo từ văn phòng West Coast Imports ngày 10/10/2019;

– Tuta Corporation (Venezuela), một công ty hiện nằm trong danh sách Cảnh báo nhập khẩu 16-129 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế các sản phẩm thủy sản do Nitrofurans”), từ ngày 18/10/2017, có 1 lô hàng tôm bị từ chối nhập khẩu do phát hiện dư lượng thuốc thú y, báo cáo từ văn phòng nhập khẩu Southeast ngày 22/10/2019.

Ngoài 2 lô hàng tôm bị từ chối nói trên, FDA cũng từ chối 11 lô hàng tôm khác do phát hiện salmonella: 7 lô hàng từ Indonesia (PT Surya Alam Tunggal) từ văn phòng nhập khẩu Northern; 2 lô hàng từ Ấn Độ (Choice Canning Company) từ văn phòng nhập khẩu Northeast; 1 lô hàng tôm từ Philippines (HJR International Corporation) từ văn phòng nhập khẩu West Coast; và 1 lô hàng tôm từ Việt Nam (Công ty Thủy sản Quang Minh) từ văn phòng West Coast.

Trong tháng 9, FDA đã từ chối 6 lô tôm nhập khẩu do nhiễm kháng sinh từ Ấn Độ và Việt Nam, trong đó có 1 lô từ Việt Nam. Ngoài ra, FDA còn cảnh báo 3 lô tôm khác của Việt Nam về dư lượng 2 kháng sinh Cloramphenicol và Nitrofurans

Ngoài ra, trong tháng 9, FDA cũng đã từ chối 5 lô tôm khác vì nhiễm khuẩn salmonella, trong đó có 4 lô từ Bangladesh, 2 lô từ Ấn Độ, 1 lô từ Việt Nam.

Dư lượng kháng sinh luôn là vấn đề cản đường của ngành tôm xuất khẩu, Việt Nam phải tăng cường kiểm soát tồn dư kháng sinh trong tôm cũng như các mặt hàng thủy sản khác, nhất là trong những tháng cuối năm đang được kỳ vọng là thời điểm vàng để đột phá xuất khẩu thủy sản.

 

GIỚI THIỆU SẢN PHẨM:

Siêu tăng trọng Nutrimax

Công dụng:

  • Bổ sung đạm, khoáng và acid amin cho tôm cá giúp tôm cá tăng sức đề kháng và tăng trọng nhanh
  • Chống còi và chậm lớn
  • Giúp hết óp thân, bọp, xanh da trời
  • Kích thích tôm bắt mồi và thèm ăn
  • Bồi bổ tôm sau khi điều trị kháng sinh
  • Tạo màu cho tôm thẻ và sú.

Cách dùng:

  • Tăng trưởng, chống còi: 5g/1kg thức ăn. Định kỳ ngày 2 cử suốt vụ nuôi
  • Thúc tăng trọng: 5g/kg thức ăn, cho ăn các cử trong ngày.

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.

 Tag: chậm lớnchống còi cho tômdinh dưỡng cho tômdinh dưỡng cho tôm giá rẽdinh dưỡng cho tôm giá tốtgiúp tôm cá tăng trưởng nhanhKích thich tôm bắt mồiNutrimaxTăng trọngTăng trọng cho thẻTăng trọng cho tômtăng trọng dinh dưỡngtạo màu cho tômTạo màu đỏ cho thẻTrị tôm bị óp thânTrị tôm còitrị xanh da trờixanh da trời

Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 

Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin

Thanh Xuân
SHTV

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.

Tag:  

Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.

Sinh Học Tôm Vàng