Hiệu quả phát triển kinh tế thủy sản ở Hải Triều

Vùng nuôi tôm thẻ chân trắng cho hiệu quả kinh tế cao của xã Hải Triều.https://sinhhoctomvang.vn/san-pham/men-tieu-hoa/

Để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên đất và lao động, những năm qua, xã Hải Triều đã tập trung triển khai các giải pháp phát triển kinh tế thủy sản đồng bộ cả khai thác, nuôi và chế biến.

Đồng chí Đỗ Quốc Vương, Chủ tịch UBND xã cho biết: Xác định kinh tế biển là một mũi nhọn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương, Đảng uỷ, UBND xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo người dân tích cực đầu tư thiết bị, phương tiện ngư lưới cụ; mở rộng dịch vụ hậu cần nghề cá và nuôi trồng thủy sản. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng chuyển dần diện tích làm muối kém hiệu quả sang trồng rau màu và nuôi thủy sản để nâng cao thu nhập cho người dân; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo đột phá cho phát triển sản xuất. Để thực hiện tốt mục tiêu trên, xã Hải Triều vận động nhân dân đóng mới, cải tạo nâng cấp phương tiện đánh bắt nhằm nâng cao năng lực hoạt động trên biển, tăng sản lượng khai thác thủy hải sản.

Đến nay, xã Hải Triều có 76 tàu đánh bắt xa bờ công suất máy từ 400-950CV (trong đó có 5 tàu được hỗ trợ tín dụng ưu đãi theo Nghị định 67 của Chính phủ); 109 tàu thuyền khai thác gần bờ; ngư dân đầu tư nhiều thiết bị máy chuyên nghề, lưới ghẹ, lưới cá bường. Nghề khai thác hải sản ngoài tạo việc làm cho gần 600 lao động trực tiếp với mức thu nhập bình quân từ 9-20 triệu đồng/người/tháng còn thu hút hàng trăm lao động gián tiếp, lao động thời vụ. Nhờ duy trì đội tàu khai thác hoạt động ổn định, sản lượng hải sản khai thác của xã đạt bình quân trên 7.000 tấn/năm, thu nhập trung bình của mỗi hộ làm nghề khai thác biển đạt trên 200 triệu đồng/năm trở lên.

Trên bờ, xã Hải Triều quy hoạch gọn vùng các thùng đào, thùng đấu và chuyển đổi một số diện tích sản xuất muối kém hiệu quả để phát triển thành vùng nuôi thủy sản tập trung theo hướng thâm canh, bán thâm canh. Đến nay, xã Hải Triều đã chuyển đổi trên 60ha đất sản xuất muối kém hiệu quả sang nuôi các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao như: tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cua rèm, cá song, cá vược… Trong đó, có trên 50ha ở các xóm Tây Bình, Xuân Hương, Tân Thịnh, Tây Tiến và Hưng Bình là vùng nuôi thâm canh công nghệ cao, thu hút trên 30 hộ dân tham gia sản xuất. Các vùng chuyển đổi sang nuôi thủy sản đều đã thành lập được các nhóm, tổ, làng nghề để tăng tính hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức khoa học kỹ thuật, quản lý môi trường nuôi trồng và thống nhất thả giống, chăm sóc nhằm tạo ra các vùng nuôi chuyên canh tập trung. Nhờ đó, năng suất nuôi thủy sản ở vùng tập trung của xã thường đạt từ 1,5 đến 10 tấn/ha, giá trị thu nhập từ 500 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng, lãi từ 300-900 triệu đồng/ha/vụ; bình quân mỗi năm các hộ nuôi thủy sản của xã sản xuất được 2 vụ. Nhiều người nuôi thủy sản như các ông: Hoàng Đức Thiện, xóm Tây Bình; Vũ Huy Đệ, xóm Xuân Hương; Trần Văn Thiêm, xóm Tân Thịnh; Trần Văn Tịnh, xóm Hưng Bình… đã đạt thu nhập hàng tỷ đồng/vụ nuôi.

Khu nuôi tôm thẻ chân trắng của ông Hoàng Đức Thiện ở xóm Tây Bình có tổng diện tích khoảng 15ha, được quy hoạch thành 50 ao nuôi với diện tích từ 1.000-2.000 m2/ao. Để đảm bảo hiệu quả cho các vụ nuôi, ông đã đầu tư khoảng 500 triệu đồng/ao kè bờ bê tông kiên cố cao khoảng 2 mét, đáy ao trải bạt dày; trang bị hệ thống quạt nước, máy sục oxy giúp tôm sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Với mật độ nuôi thả từ 150-250 con/m2, mỗi năm trang trại của ông thường nuôi 2 vụ tôm (vụ tôm xuân hè từ tháng 2 đến tháng 6; vụ đông từ tháng 8 đến tháng 12). Năm 2018 trang trại nuôi thủy sản của ông đã xuất bán được trên 100 tấn tôm, doanh thu đạt khoảng 20 tỷ đồng.

Với hướng đi đúng khai thác tiềm năng, thế mạnh địa phương, tập trung phát triển nghề khai thác, nuôi trồng hải sản nên kinh tế – xã hội của xã Hải Triều ngày càng phát triển. Năm 2018, bình quân thu nhập đầu người của xã được nâng lên trên 41 triệu đồng. Phát huy những kết quả đã đạt được, năm 2019 và các năm tiếp theo xã Hải Triều tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện cho các phương tiện tăng cường bám biển khai thác hải sản; phối hợp mở các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thủy sản… Xã phấn đấu tổng sản lượng khai thác, nuôi thủy sản đạt trên 7.000 tấn, đưa kinh tế biển trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn mới bền vững.

Thành Trung Báo Nam Định
Nguồn: Tepbac

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.

Tag:  

Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.

Sinh Học Tôm Vàng