Một nhóm chiến dịch môi trường đã cảnh báo rằng Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Thủy sản có thể phải đối mặt với yêu cầu bồi thường từ ngư dân trong tương lai trừ khi việc sử dụng các hóa chất này bị cấm.
Các nghiên cứu đã điều tra tác động có hại của hóa chất được sử dụng trong nuôi cá hồi đối với động vật giáp xác và môi trường biển rộng hơn. Các hóa chất thường được sử dụng để chống chấy rận biển và bệnh Amoebic gill disease (AGD) trên cá hồi.
Nghiên cứu của Viện nghiên cứu quốc tế Stavanger cho thấy rằng việc sử dụng rộng rãi Hydrogen peroxide (nước oxy già) trong các trang trại cá hồi gây tử vong cho tôm nhiều hơn so với suy nghĩ trước đây.
Trong khi đó, theo nghiên cứu của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Scotland (SEPA), phát hiện ra rằng tác động của hai hóa chất khác được sử dụng trong nuôi cá là Emamectin Benzoate và Teflubenzuron, có thể vượt ra ngoài vùng lân cận. Emamectin benzoate là thành phần của thuốc trừ sâu, được trích ly trong quá trình lên men nấm Streptomyces avermitilis. Teflubenzuron cũng là thành phần của một số thuốc bảo vệ thực vật.
Các nghiên cứu sâu hơn hiện đang được tiến hành để hiểu rõ hơn các tác động tích lũy quy mô lớn của các loại hóa chất trong các phát hiện của họ.
Trong bức thư gửi ông Creed, chủ tịch của Galway Bay chống lại lồng cá hồi, Billy Smyth, cho biết hiện tại người ta đã chứng minh được rằng việc sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất trong nuôi cá hồi đang gây ảnh hưởng đến tôm và các loài giáp xác khác. Ông cũng cho biết: Tôi nghĩ thật đáng trách khi nông dân trên cạn sẽ không bao giờ được phép sử dụng các hóa chất độc hại này ở bất cứ nơi nào gần một vùng nước, nhưng người nuôi cá hồi lại có thể đổ thẳng vào vịnh của chúng tôi – một số trong đó có khu vực bảo tồn.
Đề xuất thay đổi
Những thay đổi cần thiết bao gồm một tiêu chuẩn mới, chặt chẽ hơn đối với chất thải hữu cơ thải ra từ các trang trại nuôi cá hồi; tăng cường giám sát môi trường và thành lập một đơn vị thực thi để đảm bảo tuân và một cách tiếp cận tạm thời mới để kiểm soát việc sử dụng emamectin benzoate.