Phòng bệnh cho tôm là bước vô cùng quan trọng, khi mà ngành nuôi tôm ngày càng phát triển, mức độ thâm canh ngày càng cao thì kéo theo đó là nhiều mầm bệnh nguy hiểm đe dọa đến ngành nuôi tôm như: Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), Bệnh đốm trắng (WSD), Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV), Bệnh đầu vàng (YHV)… Nguồn vi sinh có lợi trong ao tôm
Chế phẩm sinh học có thể là một giải pháp để có được sự tăng trưởng và cho ăn tối ưu hiệu quả, giảm chi phí sản xuất như chi phí cho ăn, thay thế sử dụng kháng sinh và giảm gánh nặng môi trường do tích lũy chất thải trong nước.
Một số loài vi khuẩn vi khuẩn có thể được sử dụng để phân hủy vật chất hữu cơ từ thức ăn còn sót lại như Bacillus Subilis, Bacillus licheniformis và Bacillus megaterium… Ngoài ra, vi khuẩn nitrat hóa như Nitrobacter sp. và Nitrosomonas sp., cũng có thể được thêm vào để giảm mức độ amoni. Tương tự, lactic vi khuẩn sản xuất axit, như Lactobacillus plantarum và Lactobacillus fermentum, cũng có thể được sử dụng để cải thiện hệ thống tiêu hóa của tôm và duy trì độ pH của nước ở mức tối ưu.
Nhưng việc áp dụng các chế phẩm sinh học vẫn còn thiếu những cơ sở lập luận rõ ràng vì còn thiếu những công bố về kết quả sử dụng trong thực tiễn hay những điều khoản, quy định về liều lượng để có thể sử dụng vi sinh tối ưu nhất. Vì với mỗi một liều lượng vi sinh nhất định sẽ có ảnh hưởng khác nhau trong ao tôm.
Trong bài báo cáo vừa công khai vào đầu năm 2019 của M Bachruddin và cộng sự đã nghiên cứu và xác định rằng: Sự với các mức liều lượng vi sinh khác nhau trong ao nuôi thực tế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng khác nhau.
Các chủng vi sinh được dùng trong nghiên cứu này gồm: Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Bacillus megaterium, Nitrobacter sp., Nitrosomonas sp., Lactobacillus plantarum và Lactobacillus
Phương pháp thí nghiệm
Nghiên cứu được thực hiện tại Phòng thí nghiệm vi sinh Đại học Airlangga và ao nuôi tại Sidoarjo tại Indonesia, đối tượng mà các nhà khoa học thực hiện là tôm thẻ chân trắng.
Với 7 chủng vi sinh đã chọn, tiến hành ủ trong 24 – 48 giờ và kiểm tra môi trường nuôi cấy để xác định số khuẩn lạc dao động trong khoảng từ 30 đến 300 khuẩn lạc thì tiến hành pha loãng với mật rỉ đường và nước (90%).
M Bachruddin cùng cộng sự đã tiến hành thí nghiệm áp dụng các chủng vi sinh đã chọn trên ao nuôi tôm mỗi tuần với 5 liều khác nhau. (1 mL vi sinh/10 L (P1), 2 mL vi sinh/10 L (P2), 3mL vi sinh/10 L (P3), 4 mL vi sinh/10 L (P4) và mẫu đối chứng 0 mL vi sinh /10 L)
Kết quả thí nghiệm
Qua 6 lần khảo sát với 5 liều lượng vi sinh khác nhau, dựa số liệu thu được như trọng lượng cơ thể tôm, chiều dài, tỉ lệ tử vong và FCR và kiểm tra thống kê đã rút ra được kết luận áp dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm
Hiệu quả của việc áp dụng chế phẩm sinh học ở các liều lượng khác nhau có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng, tỉ lệ tử, FCR của tôm .
Kết luận
Kết quả đã chỉ ra rằng sử dụng vi sinh với liều lượng (2 mL / 10 L) mang lại giá trị tối ưu nhất so với các liều lượng vi sinh khác, với liều lượng này trọng lượng tôm đạt trung bình là 7,4 gram và dài 10,4 cm.
Việc sử dụng vi sinh với liều lượng (2 mL / 10 L) giúp tôm có tỷ lệ tử vong thấp nhất và FCR đạt tối ưu nhất là 0.91.
Vì vậy nên sử dụng vi sinh đúng liều lượng để hiệu suất tôm thu được cao nhất, bên cạnh đó cũng góm phần tiết kiệm chi phí cho quá trình nuôi.