Khu xây dựng nhà máy tại Minh Quí, đang được chuẩn bị và cấp phép. Hiện tại, chúng tôi chỉ chờ giấy phép cho phần đất cuối cùng, phần đất này sẽ được sử dụng làm nơi ở của công nhân.
Việc xây dựng sẽ diễn ra vào năm 2020 ở tỉnh Cà Mau, nằm gần nhà máy mà Minh Phú đã đầu tư 51.7 triệu đô, theo bản báo cáo đầu tư vào tháng 05 năm 2018.
Dự định nhà máy đi vào hoạt động với công suất 40.000 tấn.
Nhà máy mới ở Kiên Giang sẽ tiếp nối sau khi xây dựng nhà máy Minh Quí, nhà máy sẽ tập trung vào tôm sú, vỏ tôm cho thị trường EU, Úc và đặc biệt là thị trường Trung Quốc.
Theo báo cáo đầu tư, nhà máy ở Kiên Giang sẽ có công suất 40.000 tấn với vốn đầu tư 48.5 triệu đô. Với các trại nuôi tôm hiện có sẽ cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy này, ông Quang cho biết thêm. Mặc dù công ty cũng đang ưu tiên tăng trưởng đáng kể trong các trại nuôi của mình trong tương lai gần.
Dự kiến Kiên Giang sẽ là nơi phát triển vùng nuôi tôm lớn nhất Việt Nam trong vài năm tới, ông Quang nhấn mạnh, song song đó công ty cũng có kế hoạch xây dựng thêm nhà máy chế biến thứ 3 tại đây, nhà máy sẽ được khởi công xây dựng vào năm 2025.
“Dự án ở Kiên Giang được quy hoạch 12.500 ha”, ông nói thêm. Trại nuôi có diện tích 10.000ha, khu dân cư 2.000ha và 500ha để chế biến. Bước đầu tiên, đó là trại nuôi tôm công nghệ cao, đã được chính quyền tỉnh phê duyệt, hiện tại chúng tôi đang chờ Trung ương phê duyệt.
Tương tự Kiên Giang, Minh Phú đã lên kế hoạch với trại nuôi công nghệ cao khác ở Vũng Tàu – một tỉnh gần Hồ Chí Minh hơn những nơi khác được đề cập – và hiện tại công ty cũng đang xem xét cơ sở mới ở Bạc Liêu và Cà Mau, ông Quang tiết lộ.
Công ty đang xem xét đầu tư thêm vào nông nghiệp sau thành công của “mô hình canh tác nội bộ/ in – house farming model”, qua đó công ty sẽ chủ động hơn trong việc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô về kích cỡ, số lượng và chất lượng. “Theo kế hoạch, trại nuôi công ty sở hữu sẽ là nguồn hỗ trợ mạnh về khả năng xử lý đang tăng lên cùng với số lượng nhà máy”.
Tăng khối lượng sang EU, ít hơn sang Mỹ?
Thị trường lớn nhất của Minh Phú là Mỹ. Trong bản cập nhật giao dịch tháng 07 năm 2019 cho thấy 40% tổng giá trị xuất khẩu trong 07 tháng đầu năm đã đến mốc này; đạt 141.34 triệu đô trong tổng số 352.85 triệu đô. Con số này tăng 8% so cùng kỳ năm trước.
Ông Quang chia sẻ với Undercurrent, ông nhìn thấy cơ hội tốt ở thị trường EU với một hiệp định thương mại tự do châu Âu – Việt Nam được ký gần đây và thuế 0% sẽ có hiệu lực cho tôm vào năm tới.
Chúng tôi hy vọng sẽ phân bổ nhiều khối lượng hơn cho châu Âu, ông Quang khẳng định. Chúng tôi đã theo dõi và chuẩn bị cho hiệp định thương mại tự do. Vẫn còn quá sớm để thỏa thuận có tác động đến doanh số, nhưng chúng tôi nghĩ rằng chúng sẽ tăng trưởng trong năm tới.
Việc tăng doanh số này sang EU có thể thấy sự thay đổi khỏi thị trường Mỹ hay không vẫn chưa rõ ràng, ông nói thêm.
Tương tự, bản cập nhật vào tháng 07 năm 2019 cho thấy doanh số của Minh Phú sang châu Âu tăng 25% trong 07 tháng đầu năm, ở mức 45.77 triệu đô. Mức doanh số này vẫn thấp hơn Nhật Bản về tầm quan trọng xuất khẩu, doanh số này ở mức 66.38 triệu đô trong 07 tháng đầu năm.
Trong báo cáo đánh giá của công ty, thị trường Mỹ cho thấy sự sụt giảm nhẹ trong tháng 07, tuy nhiên tổng giá trị trong 07 tháng tiếp tục tăng ổn định ở mức 8%. Tiếp tục phát triển mạnh ở Châu Âu để trở thành thị trường lớn thứ 3 sau Mỹ và Nhật Bản, với lợi thế thương mại giữa Việt Nam và châu Âu.