Mô hình lúa-tôm đối diện với nhiều thách thức

Mô hình luân canh lúa – tôm phát triển mạnh tại Cà Mau đã chứng minh được hiệu quả kinh tế trong điều kiện biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn, mô hình này được xem là giải pháp của nông dân để đảm bảo phát triển bền vững. Tuy nhiên, mô hình đang phải đối diện với nhiều thách thức.

Mô hình lúa tôm đang đối diện thách thức.

Chuyển đổi hiệu quả

Huyện Thới Bình đang là “thủ phủ” của mô hình lúa – tôm tại Cà Mau với diện tích khoảng 20.000ha. Ít người biết rằng trước đây, cây mía và cây lúa mới là cây trồng chủ lực ở Thới Bình. Trước năm 2000, Thới Bình có khoảng 7.000ha đất trồng mía tập trung tại các xã Trí Phải, Trí Lực, Tân Bằng, Biển Bạch… nhưng thời gian dài giá mía bấp bênh làm người trồng mía nhiều phen khốn đốn. Những năm qua, ngày càng nhiều người dân địa phương “bí quá hóa liều” đã đưa nước mặn vào để làm mô hình lúa – tôm.

Gia đình ông Nguyễn Văn Tài (ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình) đã có 30 năm gắn bó với cây mía nhưng vào năm 2016, ông quyết định chuyển qua làm lúa – tôm. Ông Tài cho biết, trước khi ông thực hiện mô hình này, đã có một số hộ “lớn gan” chuyển đổi trước. Bình quân mỗi năm họ “bỏ túi” 60-70 triệu đồng/ha

Số liệu so sánh hiệu quả các mô hình của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình cho thấy, mô hình lúa – tôm cho lợi nhuận 50-60 triệu đồng/ha/năm; mô hình chuyên canh lúa đạt 20 triệu đồng/ha/năm và cây mía đứng cuối bảng khi chỉ đạt khoảng 18 triệu đồng/ha/năm. Vậy là diện tích mía của huyện Thới Bình dần bị thu hẹp. Năm 2017, Thới Bình chỉ còn khoảng 700ha mìa và đến nay gần như bị xóa sổ. Tuy nhiên, sau thời gian dài chuyển qua canh tác theo hình thức lúa – tôm, người dân địa phương đã dần thấy được thách thức đang còn phía trước.

Nhiều thách thức

Theo người dân địa phương, để mô hình lúa – tôm phát huy hiệu quả, điều kiện tiên quyết là phải làm được vụ lúa. Cây lúa không chỉ cho thu nhập mà còn giúp cải tạo môi trường, tạo ra nguồn thức ăn giúp tôm nuôi phát triển. Muốn trồng được vụ lúa phải phụ thuộc vào lượng mưa nên không phải năm nào cũng làm được. Mùa hạn mặn lịch sử năm 2015-2016 là một “thử thách” thật sự với mô hình lúa – tôm tại Thới Bình. Xã Tân Bằng có khoảng 3.400ha áp dụng mô hình lúa – tôm thì có đến 90% diện tích lúa trên đất nuôi tôm bị thiệt hại.

“Sau nhiều năm canh tác, bà con đang dần cảm nhận được những khó khăn khi làm vụ lúa trên đất nuôi tôm. Nguyên nhân là do canh tác lâu, đất bị nhiễm mặn ngày càng nặng mà lượng mưa không phải năm nào cũng đảm bảo đủ để rửa mặn. Nếu mùa hạn mặn lịch sử lặp lại, thì cây lúa trên đất nuôi tôm chắc chắn vẫn bị thiệt hại hàng loạt” – ông Lê Hoàng Phương, Chủ tịch UBND xã Tân Bằng, nhìn nhận.

Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, cần thủy lợi cho 3 vùng là: mặn, lợ và ngọt. Trong điều kiện biến đổi khí hậu, mặn xâm nhập hiện nay, chừng nào thủy lợi chưa đảm bảo thì rất khó để phát triển bền vững được như mong muốn”.

 

GIỚI THIỆU SẢN PHẨM:

Vi sinh xử lý đáy và nước, NH3, H2S, NO2

Công dụng:

  • Cung cấp lợi khuẩn cho ao nuôi
  • Phân hủy các chất thải hữu cơ, làm sạch nước và đáy ao
  • Làm giảm các khí độc H2S, NH3, NO2 trong ao nuôi

Cách dùng:

  • Tháng 1-2 dùng 227g/5000m2, định kỳ 1 tuần 1 lần
  • Tháng 3-4 dùng 227g/3000m2, định kỳ 1 tuần 1 lần
  • Ao nhiễm nặng: dùng 227g + 1kg mật đường và 5kg zeo bột + 1kg cám trộn vào 30 lít nước sau 30 phút rồi tạt. Đánh lúc sáng chạy quạt liên tục 8 giờ
  • Giảm tảo củng liều vậy đánh lúc 2 giờ chiều chạy quạt tới sáng.

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.

Tags: Giải quyết đen mang, Trị đóng khói đèn cho tôm, Khắc phục tôm đóng rong, nhớt hiệu quả, Phân hủy các chất hữu cơ, Giải quyết tôm mòn đuôi, Trị tôm rụng chân, Ức chế vi khuẩn, Ức chế vi khuẩn hiệu quả, Vi sinh xử lý nước, Vi sinh xử lý nước hiệu quả, Vi sinh xử lý nước tốt, Xử lý đáy ao và nước chất lượng, Xử lý nước và đáy ao tốt, Xử lý vi khuẩn tốt, Xử lý khí độc hiệu quả, Vi sinh tốt, Vi sinh mới, Vi sinh hiệu quả, Vi sinh giá tốt, Vi sinh giá rẽ.

Hiếu Nghĩa Báo Cần Thơ
tepbac
SHTV

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.

Tag:  

Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.

Sinh Học Tôm Vàng