Nam Định: Chú trọng chính sách phát triển thủy sản

 

Cải tạo ao đầm chuẩn bị vào vụ sản xuất thủy sản năm 2019 tại trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng của anh Hoàng Đức Thiện, xã Hải Triều (Hải Hậuhttp://Khoang-mix-one

Để hoàn thành mục tiêu đã đặt ra, trong năm 2019 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế thủy sản bền vững

Chuyển biến tích cực trong năm 2018

Năm 2018, diện tích nuôi trồng thủy sản trong tỉnh phát triển tương đối đồng đều ở cả vùng nước ngọt và nước mặn lợ. Đối tượng nuôi chính tại vùng nước ngọt vẫn là các con nuôi truyền thống như cá trắm, trôi, mè, chép và một số con nuôi có giá trị kinh tế cao như: cá diêu hồng, cá lóc bông, cá lăng, cá chép giòn, ếch, ba ba. Ngoài ra, trong năm 2018, một số đối tượng nuôi mới được nhân rộng diện tích như: lươn, cá chạch sụn, đã mở ra những hướng đi mới cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Nuôi mặn lợ phát triển tốt, không có bệnh dịch nghiêm trọng xảy ra. Các đối tượng nuôi chủ yếu là tôm nước lợ (tôm sú, tôm thẻ chân trắng), ngao, cua biển, cá bống bớp, cá song…

Năm 2018 có 16.150ha diện tích mặt nước đã được đưa vào nuôi thủy sản (trong đó nuôi nước ngọt là 9.715ha, nuôi mặn lợ 6.415ha), tăng 624ha so với năm 2017. Sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 98.210 tấn, tăng 8,1% so với năm 2017. Trong đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt ước đạt 48.530 tấn; sản lượng nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ ước đạt 49.680 tấn. Toàn tỉnh có 137 cơ sở sản xuất và cung ứng giống thủy sản với 22 cơ sở sản xuất giống nước ngọt, 115 cơ sở sản xuất giống mặn lợ. Năm 2018 các cơ sở đã sản xuất được 9.995 triệu con giống; trong đó, giống thuỷ sản nước ngọt là 880 triệu con, giống thuỷ sản mặn lợ là 9.115 triệu con.

Bên cạnh đó ngành khai thác thủy sản Nam Định cũng có những tính hiệu tích cực. Tính đến ngày 31-12-2018 toàn tỉnh có 2.135 tàu cá, tổng công suất 301.306CV với 6.021 lao động. Sản lượng khai thác thủy sản năm 2018 đạt 51.380 tấn, tăng 9,1% so với năm 2017. Trong đó, khai thác biển đạt 49.460 tấn, khai thác nội đồng đạt 2.326 tấn. Toàn tỉnh có 12 cơ sở đóng tàu cá vỏ thép và 4 cơ sở đóng mới, nâng cấp tàu cá vỏ gỗ đủ điều kiện tham gia theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, công suất đóng mới của mỗi cơ sở từ 10-30 tàu cá/năm; có 110 cơ sở kinh doanh ngư cụ và 23 cơ sở cung cấp dịch vụ hậu cần nước đá, xăng, dầu; 153 cơ sở chế biến thủy sản, trong đó có 10 cơ sở quy mô lớn với mạng lưới hoạt động rộng khắp, đáp ứng đáng kể nhu cầu của hoạt động nghề cá hiện nay.

Nhìn chung năm 2018, sản xuất thủy sản của tỉnh tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, sức cạnh tranh cao phù hợp với hệ sinh thái, khai thác tối đa lợi thế của địa phương; nâng cao năng lực khai thác xa bờ. Tổng sản lượng thủy sản cả năm ước đạt 149.590 tấn, tăng 8,1% (tương đương 11.220 tấn) so với năm 2017; tổng giá trị ngành kinh tế thủy sản năm 2018 của tỉnh ta ước đạt gần 4.007 tỷ đồng, tăng 5,5% so với năm trước.

Mục tiêu thủy sản 2019

Bước sang năm 2019, tỉnh ta phấn đấu tổng diện tích nuôi thủy sản đạt 16.215ha; trong đó nuôi mặn lợ đạt 6.415ha, nuôi nước ngọt đạt 9.800ha. Phấn đấu tổng sản lượng thủy sản đạt 154.400 tấn, tăng 3% so với năm 2018; trong đó, sản lượng nuôi trồng đạt 101.290 tấn, sản lượng khai thác đạt 53.110 tấn.

Phấn đấu tổng sản lượng thủy sản đạt 154.400 tấn, tăng 3% so với năm 2018; trong đó, sản lượng nuôi trồng đạt 101.290 tấn, sản lượng khai thác đạt 53.110 tấn. Để hoàn thành mục tiêu đã đặt ra, trong năm 2019 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế thủy sản bền vững như: từng bước chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác thủy sản theo hướng giảm cường lực khai thác ven bờ, phát triển khai thác xa bờ theo hướng chọn lọc, bền vững. Tăng cường kiểm tra, giám sát và thắt chặt quản lý, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong khai thác thủy sản, đặc biệt là các vi phạm liên quan đến khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng tập trung, phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất, tạo ra lượng hàng hóa lớn, an toàn thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tích cực hỗ trợ xây dựng các chuỗi, vùng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản trong tỉnh. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng, chính quyền các cấp, nhất là các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản, thực hiện tốt các quy định của Luật Thủy sản 2017, Luật An toàn thực phẩm và các quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi có bão, áp thấp nhiệt đới trên biển…

Thành Trung Báo Nam Định
Nguồn: Tepbac

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.

Tag:  

Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.

Sinh Học Tôm Vàng