Sản lượng tôm Ấn Độ giảm thêm 5% sau lũ lụt

Ngành tôm Ấn Độ đã trải qua một năm khó khăn do giá thấp và bệnh đốm trắng ở tôm. Ngoài ra, lũ lụt đã làm giảm thêm 5% nguồn cung tôm của quốc gia này.

Sản lượng tôm Ấn Độ giảm thêm 5% sau lũ lụt. Ảnh: Undercurrent News

Mưa gió mùa cùng với lũ lụt đã cuốn trôi thiết bị và máy phát điện ở hơn 100 trang trại tôm tại phía tây bắc bang Gujarat, ông Manoj Sharma, một nông dân trong khu vực đồng thời là chuyên gia tư vấn tôm nói với Undercurrent News.

Lũ lụt ở Andhra Pradesh đã phá hủy hàng ngàn trang trại ở bang sản xuất hàng đầu của Ấn Độ.

Ông Sharma cho biết lũ lụt có thể làm giảm sản lượng tôm của Ấn Độ thêm 5% trong năm nay.

Sản lượng tôm của Ấn Độ dự kiến sẽ thấp hơn vào năm 2019 do nông dân đầu tư ít hơn vào nguồn thức ăn và các yếu tố đầu vào khác để vượt qua giai đoạn giá thấp kéo dài.

Ngoài ra, bệnh đốm trắng và bệnh phân trắng (WFD) ở tôm đã gây cản trở cho một số trang trại.

Lũ lụt và các vấn đề khác có thể làm sản lượng của Ấn Độ giảm xuống dưới 500.000 tấn trong năm nay, sau khi đã đạt gần 700.000 tấn trong vài năm trước, theo ông Sharma.

Ông Sharma cho biết Ấn Độ sẽ không đạt được mục tiêu dự kiến 1 triệu tấn/năm vào năm 2020.

Quốc gia châu Á đã trở thành nhà xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới với 700.000 tấn vào năm 2018, so với 142.000 tấn trong năm 2010, theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ.

Ấn Độ cũng sẽ chịu chung số phận của các quốc gia châu Á, vốn được khuyến khích từ kết quả của việc nhập khẩu tôm thẻ chân trắng từ Nam Mỹ, sẽ bắt đầu chứng kiến khối lượng giảm mạnh vì thâm canh dẫn tới dịch bệnh và tỉ lệ tử vong lớn, ông Sharma dự đoán.

Người nuôi tôm Ấn Độ bắt buộc phải thả nuôi trong một mùa để giảm tỉ lệ mắc bệnh đốm trắng, theo tờ The Hindu.

Tỉ lệ thả giống thấp hơn sẽ có lợi cho Ấn Độ vì nguồn cung toàn cầu thấp hơn tạo điều kiện cho sự phục hồi giá tôm vào năm 2020, theo nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi Ấn Độ Avanti Feeds.

Nông dân trắng tay sau trận lũ lụt nghiêm trọng

Một số nông dân đã mất toàn bộ vốn lưu động và máy móc trong trận lũ quét tàn khốc, ông Sharma cho biết.

Lũ lụt nghiêm trọng ở Godavari, con sông lớn thứ hai của Ấn Độ, đã quét sạch hàng ngàn ha ao nuôi tôm ở Andhra Pradesh, khu vực chính cung cấp phần lớn sản lượng tôm của Ấn Độ.

Thiệt hại sản lượng có thể nằm trong phạm vi 5%, tương tự như Gujarat, theo ông Sharma.

Bang Maharashtra cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, theo báo cáo khí tượng mới nhất của chính phủ Ấn Độ, mưa lớn đã giảm dần ở một số bang trên khắp Ấn Độ.

 

GIỚI THIỆU SẢN PHẨM:

Duy trì màu nước, ổn định chất lượng nước, tảo ổn định

Công dụng:

  • Cung cấp lợi khuẩn và enzyme cho ao nuôi
  • Phân hủy các chất thải hữu cơ, làm sạch nước và đáy ao
  • Làm giảm các khí độc NH3, H2S, NO2 trong ao nuôi

Cách dùng:

  • Tháng 1-2 dùng 500g/1kg cho 10000m2, định kỳ 1 tuần 1 lần
  • Tháng 3-4 dùng 700g/1kg cho 10000m2, định kỳ 1 tuần 1 lần
  • Ao ô nhiễm nặng: dùng 250g + 1kg mật đường và 5kg Zeo bột + 1kg cám gạo trộn vào 30 lít nước sau 30 phút rồi tạt, đánh lúc sáng chạy quạt liên tục 8 giờ
  • Giảm tảo cũng vậy đánh lúc 2 giờ chiều chạy quạt tới sáng.

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.

Tags: Duy trì màu nước đẹpDuy trì màu nước hiệu quảXử lý đáy ao sạchXử lý đáy ao sạch nhanhLàm sạch đáy ao tốtLàm sạch đáy ao hiệu quảỔn định nước chất lượngỔn định nước hiệu quảGiúp tảo ổn địnhTạo màu nước tốt, Tạo màu nước hiệu quảTạo màu nước đẹpVi sinh xử lý đáy tốtVi sinh xử lý đáy hiệu quảVi sinh xử lý đáy mới, Vi sinh tốtVi sinh mớiVi sinh hiệu quảVi sinh giá tốtVi sinh giá mềm.

YouTube player
Ngọc Ánh
SHTV

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.

Tag:  

Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.

Sinh Học Tôm Vàng