Xuất khẩu tôm 6 tháng cuối năm có nhiều tín hiệu tích cực

6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm giảm đến 12%, tuy vậy, các doanh nghiệp kỳ vọng, 6 tháng cuối năm xuất khẩu tôm sẽ có sự bứt phá.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm cả nước đạt 1,4 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2018.

Lũy kế 6 tháng qua, xuất khẩu tôm sang 5 thị trường chính đều giảm, tuy vậy, xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc giảm ít hơn nhờ tăng trưởng trong tháng 6.

Xuất khẩu tôm được kỳ vọng sẽ có nhiều bứt phá trong những tháng cuối năm 2019.

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc cũng giảm mạnh trong thời gian này do Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu tôm từ Ấn Độ, Ecuador. Nguyên nhân do Trung Quốc siết chặt thương mại mậu biên, cạnh tranh với Ấn Độ và Ecuador, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung làm xáo trộn thị trường; đồng NDT mất giá cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm sang thị trường này.

Sau khi giảm mạnh trong những tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm trong tháng 6 đã khởi sắc hơn. Xuất khẩu tôm từ Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng 10%, đạt gần 47 triệu USD.

Xuất khẩu tôm trong tháng 7 tới dự kiến tăng nhẹ so với tháng 7/2018. Trong các tháng tiếp theo, lượng tôm xuất khẩu được kỳ vọng sẽ nhích dần lên nhờ tác động từ các Hiệp định Thương mại, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Cùng với đó, nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường tăng trong nửa cuối năm và cạnh tranh từ Ấn Độ giảm bớt do đã qua vụ thu hoạch chính.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU đã được ký kết tại Hà Nội vào 30/6/2019, theo cam kết, thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ được xóa bỏ thuế quan hoàn toàn với lộ trình dài nhất là 7 năm. Riêng mặt hàng tôm sẽ khả quan hơn bởi thuế nhập khẩu vào thị trường này sẽ giảm mạnh từ năm đầu tiên, sau đó giảm dần về 0% trong những năm tiếp theo.

Với những lý do đó, các doanh nghiệp kỳ vọng, trong 6 tháng cuối năm, xuất khẩu mặt hàng chủ lực của Việt Nam sẽ có nhiều bứt phá.

 

GIỚI THIỆU SẢN PHẨM:

Men tiêu hoá ngừa và trị phân trắng

Promen có đầy đủ các enzyme thiết yếu (Amylase, Phytase, Protease, Cellulase, Beta-galactosidae, Lipase) giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt nhất. Đặc biệt Promen có hai thành phần enzyme quan trọng là Phytase và Protease, trong đó Phytase giúp chuyển hóa Phospho trong thức ăn thành dạng Phospho dễ hấp thu, ngăn ngừa bệnh mềm vỏ, kích thích tăng trưởng. Chúng sẽ tham gia ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh như Clostridia, Streptococci, E.coli, Salmonela và vi khuẩn gây hại Vibrio sp do đó ngăn chặn bệnh đường ruột, phân trắng.

ĐẶC BIỆT NGỪA VÀ TRỊ PHÂN TRẮNG HIỆU QUẢ RẤT CAO

Công dụng:

  • Làm to đường ruột trong 3 ngày, trị đứt khúc ruột, phân lỏng, ngừa phân trắng, giúp tôm cá tăng trưởng nhanh
  • Giúp tôm hấp thu tốt thức ăn, giảm hệ số FCR

Cách dùng:

  • 5g/1kg thức ăn trong quá trình nuôi
  • Tôm đứt khúc ruột: 10g/1kg thức ăn
  • Hòa men vào nước, trộn đều vào thức ăn. Để 15-20ph cho men ngấm vào thức ăn, rồi đem rải cho tôm ăn

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.

Tags: Cách trị phân trắng trên tôm hiệu quảCách trị phân trắng trên tôm thẻ hiệu quảCách ngừa phân trắng trên tôm hiệu quảCách ngừa phân trắng trên tôm thẻ hiệu quảCách trị và ngừa phân trắng trên tôm hiệu quảMen ngừa và trị phân trắng tốtMen ngừa và trị phân trắng hiệu quảMen nong to đường ruột tốtMen nong to đường ruột hiệu quảGiúp tôm cá tăng trưởng nhanhGiúp tôm cá hấp thu tốt thức ănMen tiêu hóa cho tôm cáMen tiêu hóa cho tôm cá hiệu quảMen tiêu hóa cho tôm cá mớiMen tiêu hóa mới, Men tiêu hóa tốtMen tiêu hóa cho tômMen tiêu hóa giá tốt, Men tiêu hóa giá rẽ.

SHTV

 

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.

Tag:  

Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.

Sinh Học Tôm Vàng