Giải pháp giảm nguy cơ nhiễm bệnh đốm trắng trên tôm

Ảnh tôm bị đốm trắng

Yếu tố không gian môi trường

Lấy nước vào ao không qua hệ thống ao lắng

Kết quả phân tích cho thấy, các vùng nuôi như Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu những hộ nuôi lấy nước vào ao nuôi trực tiếp từ kênh cấp tôm nuôi có khả năng nhiễm bệnh do WSSV cao gấp 5 lần so với những hộ nuôi lấy nước vào ao nuôi qua hệ thống ao lắng. 

Nguồn nước vào ao mà không qua xử lý sẽ là tiền đề đưa mầm bệnh vào ao nuôi do WSSV có thể sống ngoài tế bào vật chủ và tồn tại trong môi trường nước biển ở 30ºC ít nhất 20-30 ngày và trong nước ao nuôi ít nhất 3-4 ngày. Hoạt động cấp dẫn nước vào ao nuôi chưa xử lý tốt sẽ tạo ra con đường cung cấp bổ sung mầm bệnh vào ao nuôi và dẫn đến những rủi ro cao.

Không sử dụng lưới lọc khi lấy nước

Nước được lấy qua lưới lọc góp phần rất lớn vào việc hạn chế tôm nhiễm bệnh do WSSV trong vụ nuôi, ở hộ có sử dụng lưới lọc khi lấy nước vào ao tôm giảm nguy cơ nhiễm WSD thấp hơn 2,2 lần so với hộ không áp dụng kỹ thuật này.

Nước lấy vào ao nuôi không qua lưới lọc sẽ làm tăng khả năng đưa các sinh vật nhiễm vào trong ao nuôi. Có rất nhiều loài động vật thủy sinh bao gồm giáp xác, động vật không xương sống, sinh vật phù du bao gồm cả động vật phù du và thực vật phù du được xác định là vật mang WSSV gây bệnh đốm trắng cho tôm nuôi. Nhiều giả thuyết cho rằng khi cấp nước vào ao nuôi, đặc biệt với khối lượng nước lớn có thể đã gây sốc cho tôm nuôi và do đó bệnh đốm trắng dễ bùng phát, cũng nhiều giả thuyết không cho rằng điều này trái ngược với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến.

Ở mô hình nuôi quảng canh cải tiến thì việc bổ sung nước vào ao nuôi lại được xem là yếu tố ngăn ngừa (protector factor), xuất hiện dịch bệnh đốm trắng, lấy nước hợp lý chủ yếu là cấp nước vào ao nuôi trong tháng trước (mùa khô) có tác dụng hạn chế bệnh virus đốm trắng xảy ra trong tháng sau của ao trong vụ nuôi.

Bổ sung nước vào ao trong quá trình nuôi

Kết quả cho thấy nguồn nước được xác định là một trong những yếu tố nguy cơ gây tôm nuôi nhiễm bệnh do virus đốm trắng gây ra. Cho thấy kỹ thuật lấy nước vào ao nuôi có ý nghĩa giảm thiểu nguy cơ tôm nuôi nhiễm bệnh do WSSV gây ra, việc lấy nước, quản lý nguồn nước cấp vào ao nuôi tôm là rất quan trọng.

Ảnh tôm bị nhiễm bệnh.

Yếu tố thời gian

Ao nằm trong vùng nuôi có ao bệnh

 ở thời điểm có hộ nuôi báo xuất hiện tôm nhiễm bệnh đốm trắng thì khả năng ao nuôi còn lại trong khu vực này bị WSSV cao hơn gấp 4 lần so với những ao nuôi ở khu vực không bị nhiễm.

Không kiểm tra môi trường nước ao nuôi thường xuyên

Xác suất xuất hiện WSSV ở những ao nuôi được thường xuyên kiểm tra môi trường sẽ thấp hơn 2,8 lần so với ao nuôi không thực hành kỹ thuật này. Môi trường kiểm tra thường xuyên được hộ nuôi đề cập đến bao gồm nhiệt độ, pH, độ mặn và oxy hòa tan. Rõ ràng dù áp dụng mô hình nuôi tôm thâm canh với chi phí đầu tư cao cả về cơ sở hạ tầng và kỹ thuật nhưng không giảm được các yếu tố nguy cơ gây tôm nhiễm WSSV, nguyên nhân do các chủ hộ nuôi chưa nghiêm túc thực hiện đúng các hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến cả chu kỳ nuôi tôm của một vụ tương ứng với mô hình nuôi tôm thâm canh nên dẫn đến tôm bị nhiễm và bệnh là điều không phải bàn cãi.

Trên thị trường hiện nay có rât nhiều sản phẩm để ngăn ngừa bệnh đốm trắng cũng như các bệnh khác, nhưng vấn đề là tác dụng của chúng có giúp và đem lại hiệu quả như mong đợi hay không. Khuyến cáo các hộ nuôi sử dụng sản phẩm có chất lượng đã qua kiểm định cũng như đã có uy tín trên thị trường hiện nay.

BỔ XUNG ACID HƯU CƠ (ACID LAC) TRONG THỨC ĂN CÁ TÔM

Công dụng:

  • Acid hữu cơ ngừa phân trắng và cân bằng hệ vi sinh có lợi trong ruột và đẩy vi sinh có hại ra khỏi đường ruột giúp cho các vi sinh có lợi phát triển nhanh
  • Ngừa gan, sưng gan, vàng gan
  • Ruột đứt khúc, phân lỏng
  • Tăng tỉ lệ sống, khi thời tiết thay đỗi
  • Ngừa đỏ thân, đốm trắng 70%

Cách dùng:

  • Liều dùng ngừa: 3-5g/kg thức ăn ngày 2 cử trưa và tối khi thời tiết thay đổi
  • Liều bị gan ruột: 7-10g/kg liên tục 1 tuần ngày 2 cử trưa và tối

Lưu ý: Khí sử dụng thuốc phải áo lại

Thả giống với cỡ nhỏ hơn post 10

Nghiên cứu tại các vùng nuôi cho thấy sử dụng con giống có cỡ nhỏ hơn post 10 thì nguy cơ tôm nhiễm bệnh do WSSV cao hơn gấp 7 lần so với giống thả đạt cỡ post ≥ 10, không phải gì thêm tôm giống đưa vào nuôi có vai trò hết sức quan trọng, khi đạt giống ≥ post 10 được khuyến cáo nên sử dụng chuyển thả nuôi ở ao, cỡ này có thể đem lại sức chống chịu tốt  hơn đối với cỡ giống nhỏ đồng thời giúp tăng trọng nhiều hơn vào những ngày đầu tiên trong ao.

Kết quả nghiên cứu theo dõi tỷ lệ sống của cỡ tôm thả đã xác nhận được tỷ lệ  đạt cao nhất 79% (thả post 30), tỷ lệ giảm xuống 77% khi thả tôm post 20 và 67% (cỡ post 10), tỷ lệ sống giảm tỷ lệ thuận với cỡ tôm giống thả nuôi.

Không giảm sốc khi thả tôm nuôi

Bên cạnh đó, vai trò hoạt động giảm sốc cho tôm giống khi thả nuôi cũng được chỉ rõ, ở ao nuôi không áp dụng kỹ thuật giảm sốc cho tôm giống thì tôm nuôi có nguy cơ nhiễm bệnh do WSSV gây ra cao hơn so với ao có áp dụng kỹ thuật. Ở vùng nuôi kỹ thuật giảm sốc cho tôm khi thả nuôi chưa được quan tâm, nhiều hộ nuôi không áp dụng đặc biệt ở Nam Định, Quảng Ninh và Nghệ An.

Bởi những thay đổi đột ngột các yếu tố môi trường nước sẽ làm rối loạn các chức năng sinh lý trong cơ thể tôm giống, gây sốc, yếu, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, giảm sức đề kháng bệnh của tôm. Khi tôm giống bắt đầu thả khuyến cáo hộ nuôi thực hành các giải pháp giảm sốc cho tôm giống như tạt khoáng như GS Mix, Mix One chẳng hạn, Vitamin C, Vitamin C15 và cân bằng nhiệt độ môi trường ao nuôi Vitamin C, Vitamin C15 được xem như là chất kháng oxy hóa, kích thích hệ miễn dịch, hỗ trợ hấp thu sắt, giúp ngăn ngừa hiện tượng thiếu máu thường gặp và giảm sốc cho tôm nuôi.

Hầu như sẽ xuất hiện sinh vật khác trong ao nuôi

Xuất hiện của sinh vật khác ngoài tôm nuôi trong ao nuôi tôm là dấu hiệu báo nguy cơ tôm nuôi nhiễm bệnh cao so với ao nuôi không xuất hiện sinh vật khác. Những loài thường xuất hiện trong ao tôm như: tôm rảo, ốc đinh, cá bống…Cho nên ta cần phải có chế độ nuôi đúng kỹ thuật, quan sát tất cả hiện tượng cũng như trong ao nuôi và trực tiếp xem tôm xảy ra hiện tượng gì để kịp khắc phục.

SHTV

 

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.

Tag:  

Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.

Sinh Học Tôm Vàng