Ngành tôm Việt Nam nhìn đâu cũng thấy vướng

Tôm thẻ chân trắng vẫn là lựa chọn cho mô hình nuôi công nghiệp dù hiện tại tôm 90% giống bố mẹ phải nhập từ nước ngoài.

Ngành tôm Việt Nam, nhìn đâu cũng thấy vướng

Ngành tôm Việt Nam, nhìn đâu cũng thấy vướng
Tôm thẻ chân trắng vẫn là lựa chọn cho mô hình nuôi công nghiệp dù hiện tại tôm 90% giống bố mẹ phải nhập từ nước ngoài.

Chiều 13.3, tại Sóc Trăng, Bộ NNPTNT tổ chức triển khai kế hoạch ngành tôm năm 2019. Dù năm 2018 ngành có nhiều cố gắng từ tăng diện tích, sản lượng, nhưng tất cả những ngành phụ trợ để phục vụ cho ngành này, nhìn đâu cũng thấy vướng.

Năm 2018, diện tích tôm nuôi toàn Việt Nam lên đến 736.000ha, tăng 3% so với năm 2017; sản lượng đạt 762.000 tấn, tăng 6,3%. Dù vậy, ngành tôm vẫn chưa phát huy hết tiềm lực, thế mạnh của ngành so với các nhóm sản phẩm chính, chưa tạo được thế mạnh với các đối thủ.

Dù năng suất, diện tích đều tăng, nhưng kim ngạch xuất khẩu lại giảm so với năm 2017. Cụ thể kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 3,6 tỉ USD, giảm 7,8 % so với năm 2017.

Những tồn tại của ngành tôm được Bộ NNPTNT đưa ra tại hội nghị mà ai nhìn vào cũng thấy vướng, thậm chí nó là rào cản để con tôm Việt Nam phát triển.

Tôm giống hiện nay vẫn nhập từ nước ngoài, cụ thể hàng năm nhập từ 200.000 đến 250.000 tôm thẻ chân trắng bố mẹ, chiếm 90% nhu cầu. Tôm sú bố mẹ vẫn phải thu gom từ tự nhiên. Con giống sạch bệnh chỉ phục vụ cho mô hình nuôi công nghiệp, chưa có con giống kháng bệnh cho mô hình quảng canh. Trong khi đó, mô hình quảng canh chiếm đến trên 80% diện tích nuôi tôm của Việt Nam.

Về giá thành tôm Việt Nam vẫn còn cao so với các nước, nguyên nhân được nhìn nhận là do phụ thuộc quá nhiều vào thức ăn, thuốc thú y thủy sản do nước ngoài, hoặc nước ngoài có cổ phần chi phối gần như hoàn toàn thức ăn, thuốc thú y thủy sản.

Tình trạng lạm dụng thuốc, hóa chất, bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu vẫn còn xảy ra ở các cơ sở nuôi và chế biến nhỏ lẻ đang ảnh hưởng lớn đến hình ảnh tôm Việt Nam.

Mô hình tôm lúa đã có từ rất lâu, nhưng vẫn chưa có giải pháp tăng năng suất tôm cho mô hình này và vẫn chưa có con giống sạch bệnh cho mô hình này.

Nhiều vùng nuôi chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng; công nghệ nuôi tôm hiện nay rất hạn chế, đặc biệt tại vùng nuôi quảng canh; nền sản xuất manh mún, vẫn còn nhiều cơ sở nuôi nhỏ lẻ, chưa tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung; thiếu vốn, thiếu cơ hội lựa chọn đầu tư… Trong khi đó đầu ra cho sản phẩm đối mặt với nhiều rào cản thương mại tại các nước nhập khẩu.

Năm 2019, ngành cố duy trì diện tích, tập trung đẩy mạnh các giải pháp công nghệ để nâng cao năng suất, đạt sản lượng 780.000 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 4,1 tỉ USD.

Nhật Hồ Báo Lao Động
Nguồn: Tepbac

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.

Tag:  

Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.

Sinh Học Tôm Vàng