Nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại trong ao nuôi tôm

Mô hình quảng canh cải tiến và nuôi trong ao đất dễ tích tụ chất thải hữu cơ. Hình: Huỳnh Như

Xử lý phèn trong ao nuôi tôm

Xử lý chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm luôn là vấn đề đau đầu và bức thiết của người nuôi hiện nay. Bài viết cung cấp nguồn gốc chất thải hữu cơ và tác hại và biện pháp xử lý trong nuôi tôm.

1. Nguồn gốc chất thải hữu cơ trong nuôi tôm:

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và photpho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao. Hơn 64% tổng đạm và 77% tổng lân từ thức ăn được thải ra môi trường nước dưới dạng hòa tan và không hòa tan(Muir, 1992).

Chất thải tích lũy trong ao nuôi tôm từ nhiều nguồn gốc khác nhau và có sự khác biệt giữa các ao nuôi, bao gồm đất ao bị xói mòn do dòng chảy của nước, đất từ bờ ao bị rửa trôi, từ phân tôm, thức ăn thừa, xác chết của phiêu sinh vật, các loại vôi, khoáng chất và các chất lơ lửng do nguồn nước cấp (Boyd, 1998).

Ngoài ra, chất hữu cơ lơ lửng trong ao nuôi tôm còn từ nguồn nước cấp do người nuôi không có ao lắng, ao lọc trước khi cấp nước vào ao nuôi.

2. Ảnh hưởng đến chất hữu cơ trong ao.

– Tảo độc phát triển

Khi chất thải hữu cơ tích lũy trong ao, đặc biệt đối với các ao nuôi tôm không lót bạt đáy sẽ tạo điều kiện cho tảo độc phát triển. Quần thể tảo trong ao nuôi tôm có sự thay đổi rất lớn từ các loại tảo có lợi như tảo silic sang các loại tảo có hại như tảo lam từ sau 1 tháng đến khoảng 110 ngày của chu kỳ nuôi (Yusoff et al., 2002).

– Tích lũy khí độc

Tổng đạm amon, nitrit, nitrat, tổng đạm nito và H2S gia tăng nhanh chóng theo chu kỳ nuôi do sự tích lũy vật chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa và quá trình trao đổi chất của tôm nuôi làm suy giảm chất lượng nước nhanh chóng vào cuối chu kỳ nuôi (Matias et al., 2002).

– Ảnh hưởng sức khỏe vật nuôi

Chất lượng nước suy giảm ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi, giảm năng suất và sản lượng. Nguồn vật chất hữu cơ tồn tại trong ao nuôi chủ yếu là từ thức ăn thừa và chất thải từ tôm nuôi, ngoài ra còn có phân bón và các nguồn dinh dưỡng khác cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường ao nuôi (Shishehchian et al., 1999). 

– Giảm hàm lượng oxy hòa tan trong ao

Khi nước trong ao có hàm lượng chất thải cao, quá trình phân hủy chất thải này diễn ra làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong ao.

– Gây bệnh cho tôm nuôi:

Bệnh thường thấy nhất trên tôm là đen mang: mang tôm bị teo, dưới lớp vỏ kitin ở mang nổi đỏ, sau trở nên nâu rồi đen. Những đốm đen này chuyển dần về bụng và phần ngực, giữa các đốt..Tôm bị bệnh này thường bỏ ăn, yếu dần nặng hơn có thể gây chết cho tôm.

3. Giải pháp cho ao nuôi ô nhiễm chất hữu cơ

Giải pháp đơn giản nhất giúp cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi là thay nước. Các chất dinh dưỡng, tảo cùng các chất ô nhiễm được mang khỏi ao và thay thế bằng nguồn nước có chất lượng tốt hơn, có tác dụng cải tạo môi trường nước ao nuôi. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tức thời. 

*Khuyến cáo bà con nuôi tôm trong ao lót bạt để hạn chế tích tụ hữu cơ, và nên có hệ thống ao lắng, ao lọc trước khi cấp nước vào nuôi và nên xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường.

Huỳnh Như 
Nguồn: Tepbac

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.

Tag:  

Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.

Sinh Học Tôm Vàng