Theo ông Trần Văn Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Trà Vinh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ đầu vụ nuôi tôm vùng ngập mặn và nước lợ đến nay đã có gần 400 ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại, tập trung nhiều nhất ở huyện Cầu Ngang và thị xã Duyên Hải (huyện Duyên Hải).
Nguyên nhân tôm chết là do nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm quá cao từ sau tết Nguyên đán làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm nuôi.
Kết quả thu mẫu giáp xác tự nhiên để xét nghiệm cho thấy trong số 15 mẫu thì có 11 mẫu nhiễm vi rút gây bệnh đốm trắng.
Ông Trần Văn Dũng cho biết thêm, những năm qua nghề nuôi trồng thủy sản vùng ngập mặn và nước lợ trong tỉnh thường xuyên xảy ra các dịch bệnh làm thiệt hại đến tôm nuôi, nhất là diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng.
Điều đáng nói là nông dân thường nóng vội thả tôm giống vào dịp đầu năm mới và không đúng lịch thời vụ nhằm nuôi tôm thẻ chân trắng vụ 2 và cả vụ 3 trong năm.
Trong khi đó, thời tiết đầu mùa khô ở các vùng ven trong tỉnh rất nóng, đêm lại lạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi và phát sinh nhiều dịch bệnh.
DIỆT KHUẨN MẠNH
Tỉnh Trà Vinh có tổng diện tích nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng bình quân hàng năm khoảng 24.000ha.
Đến nay, nông dân các huyện vùng ven biển trong tỉnh đã thả nuôi gần 776 triệu con tôm sú giống trên diện tích 11.284ha, với hơn 10.340 hộ, tập trung chủ yếu là nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến.
Đối với tôm thẻ chân trắng có 5.355 hộ thả nuôi trên diện tích 1.882ha, với gần 1,1 tỷ con giống.