Lợi ích của việc dùng mEn vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

VI SINH XỬ LÝ NƯỚC
VI SINH XỬ LÝ NƯỚC (Nhấn vào hình)

Men vi sinh là chế phẩm có chứa các vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn). Khi vào đường tiêu hóa, men vi sinh sẽ cải thiện cân bằng của hệ tạp khuẩn ruột và mang lại lợi ích cho sức khỏe của vật nuôi. Men vi sinh còn được gọi là probiotic. Trong nuôi trồng thủy sản men vi sinh có rất nhiều lợi ích giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh chóng.

ảnh men vi sinh minh họa
ảnh men vi sinh minh họa

Một số loài men vi sinh hiện đang được sử dụng trong nuôi thủy sản, bao gồm Lactobacillus, Enterococcus, Bacillus, Aeromonas, Alteromonas, Arthrobacter, Bifidobacterium, Clostridium, Microbacterium, Paenibacillus, Phaeobacter, Pseudoalteromonas, Pseudomonas, Rhodosporidium, Roseobacter, Streptomyces, Vibrio.

Lợi ích của men vi sinh trong chăn nuôi

Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản có tác dụng như là chất thúc đẩy tăng trưởng về dinh dưỡng, chất kích thích miễn dịch, nâng cao khả năng thích nghi với môi trường, có thể xem như là một phương thức dự phòng chống lại các bệnh truyền nhiễm.

Siderophores – các chất có trọng lượng phân tử thấp được sản xuất bởi các chế phẩm sinh học hoặc nội tiết đường ruột có lợi. Làm giảm sự tồn tại của sắt đối với vi khuẩn gây bệnh, vì siderophores có ái lực cao với ion sắt, một số vi khuẩn có thụ thể với siderophore của vi khuẩn khác và lấy sắt của chúng.

Ngoài ra, probiotics còn cạnh tranh với sắt với vi khuẩn gây bệnh. Đối với vi khuẩn gây bệnh, khả năng thu nhận sắt là rất quan trọng để tồn tại trong vật chủ, nhiều gen liên quan đến việc hấp thụ chất sắt có liên quan đến độc lực của vi khuẩn, khi nồng độ sắt thấp, vi khuẩn có thể sinh độc tố giết tế bào chủ để lấy sắt..

Các vi sinh vật có lợi trong ruột sẽ làm hạn chế sự bám dính và xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh vào đường tiêu hóa (GI). Các chất được sản xuất bởi các probiotics còn có thể đóng vai trò là chất đối kháng hoặc đóng góp enzyme vào hệ tiêu hóa.

Dùng qua chế độ ăn uống hoặc tắm

Bổ sung vào chế độ ăn uống là phương pháp quản lý phổ biến nhất. Thông thường, men vi sinh được áp dụng trong thức ăn dưới dạng nuôi cấy đông khô, đôi khi được trộn với lipid để thêm vào như một dạng bổ sung. Probiotic cũng có thể được thêm vào toàn bộ bể hoặc nước ao.

Đối với ấu trùng cá và động vật có vỏ, thức ăn sống (ví dụ như artemia) đã được chứng minh là một chất mang men vi sinh hiệu quả.

Sử dụng vi khuẩn bất hoạt hoặc bào tử

Trạng thái bào tử là cấu trúc được tạo ra bởi một vài chi vi khuẩn và chống lại nhiều yếu tố môi trường hoặc các tác động đến vi khuẩn. Các bào tử giúp vi khuẩn sống sót bằng cách chống lại những thay đổi cực đoan trong môi trường sống của chúng, bao gồm nhiệt độ khắc nghiệt, thiếu độ ẩm/khô hạn hoặc tiếp xúc với hóa chất và phóng xạ. Bào tử của lợi khuẩn có tác dụng tích cực trong việc điều hòa hệ miễn dịch, thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Các bào tử vi khuẩn cũng có thể tồn tại ở mức độ dinh dưỡng thấp.

Kết hợp nhiều chủng vi sinh vật

Trước đây, hầu hết các nghiên cứu về chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản được sử dụng một cách hạn chế, nhưng hiện tại việc bổ sung kết hợp chế phẩm sinh học trong chế độ ăn cho động vật thủy sản trở nên phổ biến.

Ưu điểm của các chế phẩm đa chủng là chúng hoạt động tốt trong một loạt các điều kiện khác nhau, cũng như tác dụng với nhiều đối tượng nuôi.

Lựa chọn chủng men phù hợp

Việc lựa chọn các chủng men vi sinh tiềm năng dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Chẳng hạn như tăng trưởng chất nhầy, dung nạp axit và mật, sống sót trong dịch dạ dày, sản xuất enzyme ngoại bào, sản xuất các chất chống vi trùng, ức chế sự tăng trưởng của mầm bệnh và an toàn sinh học (hoạt tính tán huyết và mẫn cảm với kháng sinh). Độ bám dính vào niêm mạc ruột được coi là một tiêu chí lựa chọn quan trọng và là điều kiện tiên quyết cho tác dụng lâu dài của men vi sinh.

Ngoài men vi sinh, paraprobamel (thành phần thành tế bào) cũng có thể đóng vai trò thay thế cho việc sử dụng kháng sinh trong phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng do mầm bệnh gây ra. Cả men vi sinh và paraprobamel đều có thể liên kết trực tiếp với vi khuẩn gây bệnh, làm hạn chế sự bám dính và xâm nhập của mầm bệnh vào tế bào ruột.

Đặng Tuấn

Nguồn: tepbac

VI SINH XỬ LÝ NƯỚC

Công dụng:

  • Làm sạch nước nhanh .
  • Giảm tảo độc và chỉnh màu nước
  • Xử lý khí độc

Cách dùng:

  • Tạo màu nước đánh lúc sáng 8-9 giờ + 1-2 kg mật đường hòa chung và tạt 1 gói cho 3000m3.
  • Chỉnh màu nước 1 gói đánh 4000m3 lúc 5-6 giờ chiều liên tục 2-3 ngày tùy ao.
  • Giảm tảo lam và tảo đỏ tảo sợi .

 Tag: cách chỉnh màu nước cho tômcách chỉnh màu nước hiệu quảcách làm sạch nước nhanhchỉnh màu nướcchỉnh màu nước hiệu quảchỉnh màu nước nhanhchỉnh màu nước tốtgiảm tảogiảm tảo hiệu quảgiảm tảo tốtlàm sạch nước nhanhlàm sạch nước nhanh hiệu quảlàm sạch nước tốtvi sinh dành cho nuôi tôm mật độ caovi sinh giá rẽvi sinh giá tốtvi sinh nuôi mật độ caoVi sinh xử lý nướcvi sinh xử lý nước cho ao tômxử lý khí độcxử lý khí độc hiệu quả

Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 

Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.

Sinh Học Tôm Vàng

Sản phẩm nổi bật

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.

Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.

Sinh Học Tôm Vàng