Tin: THÚY AN
Cơ hội giá tôm việt sẽ phục hồi tốt cuối năm nay
Hiệp hội VASEP đưa ra tại Hội nghị “Triển khai nhiệm vụ phát triển ngành tôm nước lợ năm 2020” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức tại Sóc Trăng, ngày 8-5.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, ngành hàng tôm là một trong những ngành hàng đóng góp lớn cho xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2020 chúng ta đối mặt với nhiều thách thức khi đại dịch Covid-19 xảy ra cùng lúc với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn, gây nhiều khó khăn cho ngành thủy sản trong đó có ngành tôm. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội cho xuất khẩu tôm Việt Nam. Theo Bộ trưởng, nếu kiểm soát tốt dịch bệnh, các thị trường trọng điểm như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, EU… khả năng mở cửa lại các nhà hàng, nhu cầu sẽ dần phục hồi; thói quen tiêu dùng thay đổi cũng là lợi thế đối với các sản phẩm tôm chế biến GTGT, ăn liền, tiện dụng của Việt Nam sẽ tăng lên.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm Việt Nam trong tháng 4 tiếp tục tăng 5,8%, đạt 244,2 triệu USD, đưa tổng kim ngạch 4 tháng đầu năm lên 872,8 triệu USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2019. “Việc cơ bản đẩy lùi được dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam góp phần giúp các doanh nghiệp tôm Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao hơn so với các đối thủ khác như Ấn Độ, Ecuador, do những nước vẫn đang gồng mình chống chọi với Covid-19, chưa thể quay lại với hoạt động sản xuất bình thường.” – VASEP nhận định.
VASEP thông tin thêm hiện sản xuất tôm từ các nguồn cung chính trên thế giới gồm: Ấn Độ, Ecuador, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… đều đang gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19. Do dịch bệnh diễn biến khó lường, Ấn Độ kéo dài phong tỏa đến hết tháng 5, khiến chuỗi cung ứng tôm bị đứt gãy. Việc nuôi tôm ở Ấn Độ cũng gặp khó khăn từ khâu con giống đến vấn đề đầu ra, nhà máy chế biến thiếu công nhân, giá tôm và sản lượng tôm sụt giảm mạnh. Ecuador cũng phải đối mặt với những thách thức tương tự do Covid-19 khi tâm dịch hoành hành ngay trung tâm sản xuất tôm của nước này. Còn tại Trung Quốc, ngành nuôi tôm đang bị dịch bệnh tấn công, gây thiệt hại không nhỏ. Đây là cơ hội cho tôm của Việt Nam nếu bảo đảm được nguồn cung nguyên liệu.
Tháng 4 vừa qua, xuất khẩu tôm Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính là Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc đều tăng. Dù nhu cầu tiêu thụ tôm tại các nhà hàng, khách sạn giảm nhưng tăng tại siêu thị và hệ thống bán lẻ vì người tiêu dùng có xu hướng mua về nhà chế biến trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19.
Đặc biệt, tại Mỹ, thị trường nhập khẩu tôm thứ 2 của Việt Nam (sau Nhật Bản), ghi nhận mức tăng trưởng dương 4 tháng liên tục, với tổng kim ngạch 158,7 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính là do các nhà nhập khẩu Mỹ giảm nhập từ Ấn Độ, Ecuador bởi ảnh hưởng Covid-19.
Người dân nên mạnh dạn thả nuôi để đón đầu cơ hội giá tôm sẽ phục hồi tốt cuối năm nay nếu Covid-19 trên toàn cầu được kiểm soát hoàn toàn, nhu cầu thị trường hồi phục. Người nuôi cũng nên chú ý đa dạng cỡ tôm khi thu hoạch, không nên chỉ tập trung vào cỡ lớn. Trong bối cảnh dịch Covid-19, các kênh tiêu thụ tôm cỡ lớn như: nhà hàng, khách sạn gần như đóng cửa nên nhu cầu giảm. Trong khi đó, do thu nhập giảm, người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng tôm cỡ trung và nhỏ nhiều hơn – VASEP khuyến cáo.
Tuy nhiên, 100% các địa phương đã xây dựng lịch thời vụ thả tôm năm 2020 và theo đánh giá cho thấy cơ bản phù hợp với tình hình thực tế đã được phổ biến đến người dân. Số liệu thống kê cho thấy, diện tích tôm thả nuôi đạt khoảng 481.534ha (bằng 84,9% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 71,1% so với kế hoạch năm 2020). Ước sản lượng tôm nước lợ tính đến cuối 4-2020 đạt 168,6 nghìn tấn (bằng 94,4% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 21,7% so với kế hoạch năm 2020). Trong đó, Bạc Liêu là tỉnh có sản lượng thu hoạch nhiều nhất, tiếp đến là Cà Mau, Trà Vinh và Kiên Giang.
Công dụng:
- Phân hủy các chất hữu cơ từ thức ăn thừa, phân tôm cá và rong tảo chết.
- Hấp thụ các chất hữu cơ lơ lửng, làm sạch môi trường nước nuôi.
- Ổn định môi trường nước nuôi.
Cách dùng:
- 1 gói vi sinh 500g dùng cho 2000m3 vào lúc 5 giờ chiều.
- Xử lý khí độc NH3, NO2 và làm sạch môi trường nước đánh lúc 8h sáng : 1 gói + 2kg mật đường + 30 lit nước ao không cần sục khí.
- Xử lý nhớt trên ao bạc dùng 500g/2500m3 nước, cách 4 ngày dùng 1 lần, sử dụng lúc 6h chiều
- Quy trình sử dụng có thể điều chỉnh tùy theo mô, đối tượng và điều kiện môi trường nuôi.
sản phẩm của chúng tôi không cần sục khí. Nếu có thì tốt hơn nữa.
Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.
Tag: cải thiện môi trường ao, chỉnh màu nước, chỉnh màu nước hiệu quả, chỉnh màu nước nhanh, chỉnh màu nước tốt, duy trì màu nước, giảm khí độc, làm sạch nước, nhớt đáy ao, ổn định màu nước, ỗn định môi trường, phân hủy chất hữu cơ, phân hủy nhanh thức ăn thừa, Tôm đóng nhớt, trị đóng nhớt, trị đóng rong, trị khí độc, Vi sinh, vi sinh giá rẽ, vi sinh giá tốt, vi sinh xử lý ao bạc, xử lý khí độc, xử lý khí độc hiệu quả, xử lý nhớt ao bạc
Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61
Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.
Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.
Sinh Học Tôm Vàng