Gian nan liên kết chuỗi

Liên kết chuỗi giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của ngành thủy sản Việt Nam nói chung, ngành tôm nói riêng. Tuy nhiên đến nay, người nuôi tôm vẫn băn khoăn trước lợi ích thật sự khi tham gia chuỗi liên kết cùng các doanh nghiệp trong ngành.

Bấp bênh

Con tôm là mặt hàng kinh tế mũi nhọn của ngành thủy sản. Tuy nhiên, sự phát triển ngành này thời gian qua chủ yếu vẫn dựa trên những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, phát triển còn mang tính tự phát và còn hạn chế trong thu hút đầu tư. Phần lớn người nuôi tôm là hộ nhỏ với diện tích quy mô nhỏ, khả năng vốn còn yếu. Trong khi đó, tình hình bệnh trên tôm nuôi được đánh giá là mối đe dọa lớn nhất, giá tôm thương phẩm còn phụ thuộc rất lớn vào thị trường, điệp khúc được mùa mất giá, mất mùa được giá vẫn xảy ra thường xuyên. Ông Nguyễn Đức Tùng, Giám đốc điều hành văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân nhìn nhận quy trình sản xuất tôm thương phẩm chưa có kết nối nào, nông dân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về con giống, nguyên liệu, công nghệ và không có nhiều thông tin. Ông đặt câu hỏi là thay vì phát triển ao nuôi thì có nên phát triển công nghệ hay chấp nhận tham gia vào chuỗi và trong trường hợp đó, liệu các bên có thể liên kết thành công. Chuỗi liên kết này gồm tất cả các doanh nghiệp trong ngành như nhà sản xuất, công ty giống, thu mua, chế biến và thị trường.

Người nuôi tôm vẫn còn băn khoăn khi tham gia chuỗi liên kết – Ảnh: CTV

Nhìn vào mô hình liên kết hiện nay, có thể thấy từ người nuôi đến xuất khẩu phải trải qua 4 giai đoạn. Cũng có nghĩa là số lợi nhuận mà người nuôi tôm thực sự nhận được giảm dần qua các giai đoạn ấy. Cuối cùng, người trực tiếp sản xuất ra con tôm, chịu nhiều vất vả, rủi ro nhất, lại chính là người chịu thiệt thòi nhiều nhất trong mô hình liên kết như hiện nay. Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau, thừa nhận: “Lợi thế thì nhiều, nhưng chuỗi liên kết trong sản xuất thủy sản còn nhiều bất cập. Phải mất 3 – 4 công đoạn, nông dân mới có thể đưa con tôm tiếp cận được thị trường xuất khẩu. Tất nhiên, qua mỗi giai đoạn ấy, người nuôi tôm sẽ mất dần lợi nhuận và người được lợi trực tiếp không ai khác lại chính là những trung gian”. Vậy đâu mới là giải pháp toàn diện cho vấn đề liên kết chuỗi được phát triển bền vững trong tương lai?

Giải pháp

Theo ông Nguyễn Đức Tùng, nếu các hộ nuôi tôm cạnh tranh với nhau sẽ là mối nguy lớn, thay vào đó nên liên kết với nhau và tạo ra chuỗi giá trị bền vững. Giải pháp được ngành chuyên môn đặt ra trong lúc này là đẩy mạnh doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tăng cường sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp; tăng cường từng khâu trong chuỗi liên kết này; tăng cường công tác cải cách hành chính, cải cách thể chế, chính sách; cải thiện môi trường đầu tư trong nông nghiệp; khuyến khích các ngân hàng tham gia vào chuỗi liên kết này. Khi tất cả người dân, nhà sản xuất, ngân hàng, các doanh nghiệp hỗ trợ… cùng ngồi với nhau trên tinh thần bình đẳng, hài hòa lợi ích, nâng cao giá trị thương phẩm tôm thì chuỗi giá trị sẽ giải quyết được vấn đề đặt ra với con tôm hiện nay.

Tại Cà Mau, Sở NN&PTNT xây dựng mô hình liên kết mới, trong đó có sự tham gia tích cực và gắn trách nhiệm từ các bên trong chuỗi giá trị. Chuỗi liên kết mới sẽ là người nuôi tôm được mua trực tiếp con giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản từ doanh nghiệp với mức giá ưu đãi. Người nuôi tôm sẽ bán trực tiếp con tôm cho doanh nghiệp chế biến, đóng gói bỏ qua 2 trung gian đầu mối. Từ liên kết “4 nhà”, rồi mở rộng lên “6 nhà” là một chiến lược cho tương lai bền vững, bao gồm các thành viên của chuỗi: Nhà nông – nhà nước – ngân hàng – doanh nghiệp – người nuôi tôm – nhà phân phối. Quan trọng hơn hết là doanh nghiệp xuất khẩu cần minh bạch trong việc cung cấp các thông tin thị trường và yêu cầu chất lượng sản phẩm của khách hàng cho người sản xuất để tổ chức sản xuất ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường; góp phần đảm bảo chuỗi liên kết thủy sản phát triển bền vững, ổn định.

 

GIỚI THIỆU SẢN PHẨM:

Xử lý phèn trong ao nuôi tôm

Công dụng:

  • Lắng tụ lơ lửng, nước bị dơ do tảo chết đột ngột.
  • Giảm độ nhớt và váng bọt trên mặt nước.
  • Giảm sốc cho tôm khi sử dụng hóa chất diệt khuẩn.
  • Tăng oxy hòa tan trong nước.
  • Đặc biệt giảm phát sáng trong nước
  • Giảm phèn trong nước và kim loại nặng.

Cách dùng:

  • Định kỳ 7-10 1 lần 2lit/1200m3
  • khi ao có dấu hiệu tảo tàn, ván bọt nhiều, màu nước dùng 3lit/1000m3 50% trộn zeo hạt 50% đánh vào nước sao đó bật quạt chạy điều 6 giờ-7 liên tục

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.

 Tag: cách lam sạch bọt nhớt trong ao nuôi tômcách xử lý phèn cho ao tômcấp cứu tôm nổi đầuđóng nhớtđóng ronggiải độc tố trong ao nuôigiảm khí độcgiảm phát sánggiảm phènKhử kim loại nặnglàm mềm nước cứnglắng tụ kim loại nặngtăng oxythio clearức chế vi khuẩnxử lý khí độcxư lý phèn trong ao nuôi tôm

Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 

Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin

Phương Đông
SHTV

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.

Tag:  

Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.

Sinh Học Tôm Vàng