Năm 2020, ngành thủy sản tiếp tục đối mặt nhiều thách thức

VI SINH TÔM SÚ ABB007
Ngành thủy sản có thể sẽ tiếp tục gặp khó khắn trong năm 2020.

Năm 2019 là năm khó khăn của ngành thủy sản khi một số ngành hàng phải đối mặt với nhiều thách thức, đồng thời, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và các rào cản kỹ thuật của một số nước nhập khẩu đã ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất thủy sản.

Ước tính, năm 2019, tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt 6,25% so với năm 2018, tổng sản lượng đạt khoảng 8,15 triệu tấn, tăng 4,9%, trong đó sản lượng khai thác đạt 3,77 triệu tấn, tăng 4,5%, nuôi trồng đạt 4,38 triệu tấn, tăng 5,2%. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 8,6 tỷ USD.

Từ đầu tháng 3 đến tháng 9/2019, giá tôm giảm do cạnh tranh từ xuất khẩu của Ấn Độ và Ecuador và sản lượng tồn kho từ năm 2018, trong khi Trung Quốc bắt đầu siết chặt kiểm soát chất lượng, truy suất nguồn gốc tại biên giới và diễn biến khó lường của cuộc chiến tranh thương mại Trung – Mỹ.

Trước tình hình đó, Tổng cục Thuỷ sản đã đánh giá sâu diễn biến thị trường, sản xuất, tiêu thụ tôm, đưa ra khuyến cáo người nuôi tôm tuân thủ kỹ thuật, mùa vụ, tăng cường các biện pháp chăm sóc, quản lý, kiểm soát môi trường nuôi, ổn định sản xuất và thực hiện hợp tác, liên kết theo chuỗi để gắn sản xuất với thị trường để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu rủi ro đối với sản phẩm xuất khẩu. Cùng với việc nhu cầu thị trường nhích lên, sản lượng tôm và giá tôm trong nước và thế giới được cải thiện, tạo đà cho xuất khẩu tôm những tháng cuối năm 2019 và đầu năm 2020.

Không chỉ tôm, năm 2019 cũng là năm ghi nhận khó khăn đối với ngành hàng cá tra. Theo đó, việc xuất khẩu đi một số thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc bắt đầu giảm từ tháng 3/2019, Ả rập – Xê út vẫn đóng cửa đối với sản phẩm thủy sản Việt Nam, một số quốc gia lân cận đã phát triển nuôi cá tra… Những nguyên nhân trên đã dẫn đến việc giá cá tra nguyên liệu giảm từ cuối tháng 3 đến nay sau 2 năm tăng trưởng liên tục.

Tổng cục đã chỉ đạo các tỉnh triển khai một số giải pháp để duy trì mục tiêu tăng trưởng năm 2019. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở nuôi đã chủ động điều chỉnh giảm mật độ thả nuôi, giảm lượng thức ăn. Với các biện pháp đó, sản lượng thu hoạch cá thương phẩm có xu hướng duy trì ở mức như năm 2018 trong khi diện tích tăng.

Bên cạnh đó, việc cơ quan thanh tra An toàn thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chính thức công nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và kiểm soát sản phẩm cá và cá Siluriformes của Việt Nam là tương đương với hệ thống quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ đã tạo điều kiện cho việc xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm 2019 và tạo tiền đề thuận lợi cho năm 2020.

Tổng diện tích nuôi cá tra năm 2019 dự kiến đạt 6,6 nghìn ha (tăng 22,2% so với năm 2018), sản lượng đạt 1,42 triệu tấn, tương đương với năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 1,9 tỷ USD, giảm khoảng 12% so với cùng kỳ 2018.

Cho biết thêm về những vướng mắc trong “gỡ thẻ vàng” cho thủy sản, bà Phan Thị Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Tổng cục Thủy sản) cho rằng, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế mà Việt Nam cần phải tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành với nỗ lực, quyết tâm hơn nữa để khắc phục các khuyến nghị của Uỷ ban châu Âu (EC), đặc biệt là tăng cường phối hợp, điều tra, xử phạt tàu cá vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU), ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài; tổ chức triển khai có hiệu quả Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật như đảm bảo lộ trình lắp đặt thiết bị VMS, đánh dấu tàu cá. Năm 2020, việc Việt Nam nỗ lực hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành thủy sản, đặc biệt là thực thi Luật Thủy sản một cách đồng bộ sẽ là điều kiện quan trọng.

Năm 2020, Tổng cục Thủy sản đặt mục tiêu tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,2 triệu tấn, tăng 0,6% so với ước thực hiện năm 2019; sản lượng cá tra 1,42 triệu tấn, tương đương so với năm 2019; sản lượng tôm các loại 850.000 tấn, tăng 3,7%; kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 10 tỷ USD, tăng 6,3% so với năm 2019.

 

GIỚI THIỆU SẢN PHẨM:

VI SINH TÔM SÚ ABB007

Công dụng:

  • Cung cấp lợi khuẩn và enzyme cho ao nuôi
  • Phân hủy chất thải hữu cơ
  • Làm sạch nước và đáy ao
  • Làm giảm các khí độc NH3, H2S, N02 trong ao nuôi
  • Xử lý tôm sú kéo đàn
  • Xử lý tôm đóng rong
  • Xử lý sú nhiễm khuẩn và nấm

Cách dùng:

  • Liều dùng ngừa bệnh: 250g/2000m3 nước, định kỳ 7-10 ngày/lần
  • Liều điều trị bệnh: 250g/1200-1500m3 nước
  • Liều dùng cho trại giống: 1-2g/1m3 nước. Ngừa nấm và nhớt bám trên thành và đáy bể, cải thiện nguồn nước và giúp tôm post phát triển tốt lớn nhanh và kháng bệnh cao.

CÁCH SỬ DỤNG: dùng vi sinh + 2kg đường mật 30lit nước ao  ngâm 2-3 tiếng rồi tạt. Đánh lúc tốt nhất vào 8-11h buổi sáng.

  • Trường hợp tôm bị đóng rong nặng thì liên hệ với số Hotline để được hướng dẫn và sử dụng tốt hơn.

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.

 Tag: cách làm sạch nước nhanhduy trì màu nướcđáy ao sạchđóng nhớtđóng ronglàm sạch đáy aolàm sạch đáy ao nhanhngừa nấmnhiễm khuẩnổn định nướcổn định tảophân hủy chất cận bãphân hủy chất hữu cơtạo màu nướctạo màu nước đẹptôm sú nhiễm khuẩntrị nấmvi sinh AAB 007vi sinh giá tốtvi sinh mớivi sinh tốtVi sinh xử lý đáyVi sinh xử lý đáy ABB 007vi sinh xử lý tôm súxử lý đáy ao tốtxử lý khí độcxử lý tôm đóng rongxử lý tôm kéo đànxử lý tôm kéo đàn hiệu quả

Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 

Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin

Xuân Thảo Hải Quan Online
SHTV/tepbac

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.

Tag:  

Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.

Sinh Học Tôm Vàng