Ngăn ngừa bùng phát dịch bệnh phân trắng trên tôm
Có rất nhiều bệnh trên tôm do vi khuẩn gây ra dẫn đến thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho ngành nuôi tôm ở châu Á và châu Mỹ Latinh trong vài năm qua. Nghiên cứu tác động của điều kiện môi trường và động lực của cộng đồng vi khuẩn đến bệnh phân trắng trên tôm thẻ chân trắng thương phẩm từ đó đưa ra phương pháp giúp ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh, bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ lệ sống của tôm trong ao, dấu hiệu đặc trưng bởi sự hiện diện của các chuỗi phân trắng trong nước nuôi.
Vi khuẩn Enterocytozoon hepatopenaei (EHP), là một loài vi bào tử trùng và một số loài Vibrio đã được báo cáo là tác nhân tiềm tàng gây bệnh phân trắng trên tôm. Bệnh phân trắng trên tôm thường xảy ra sau khoảng 50 ngày thả nuôi làm tôm chậm phát triển.
Thành phần cộng đồng vi khuẩn trong ruột tôm có thể thay đổi linh hoạt theo sự phát triển và theo chế độ ăn của tôm. Chất lượng nước và lớp bùn đáy ao, có thể ảnh hưởng đến vi khuẩn đường ruột tôm nuôi.
Yếu tố tác động đến bệnh phân trắng trên tôm
Các ao nuôi tôm được nghiên cứu ở Indonesia. Các mẫu nước được thu thập từ một ao nuôi tôm thẻ L. vannamei khỏe mạnh (P1, dùng so sánh) và 3 ao nuôi tôm (P2, P3 và P4) đã xảy ra bệnh đốm trắng WFD vào khoảng từ 50 – 70 ngày trong thời gian nuôi.
Để hiểu rõ hơn về sự bùng phát bệnh phân trắng trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng, các nhà khoa học đã đo chất lượng nước và phân tích cộng đồng vi khuẩn trong ao. Bệnh phân trắng được chia thành 2 giai đoạn: Bắt đầu bệnh (các triệu chứng ban đầu) và bùng phát với số lượng chuỗi phân trắng nhiều hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh phân trắng xảy ra khi pH thay đổi từ 7,71 – 7,84. Các loài vi khuẩn Alteromonas, Pseudoalteromonas và Vibrio chiếm ưu thế trong các cộng đồng vi khuẩn. Nghiên cứu chỉ ra rằng sự thay đổi môi trường đột ngột, chẳng hạn như sự giảm đột ngột pH (<8) và oxy hòa tan và sự gia tăng các chất dinh dưỡng vô cơ (được quan sát thấy trong ao P2-P4), có thể ảnh hưởng đến tôm và cộng đồng vi khuẩn trong nước ao nuôi tôm.
Có sự thay đổi dần dần từ các vi khuẩn được cho là có lợi sang các vi khuẩn giống như trong chuỗi phân trắng chiếm ưu thế, trùng hợp với sự tiến triển của bệnh từ các ao có triệu chứng ban đầu sang ao lúc mới bùng phát. Điều này cho thấy rằng những thay đổi trong cộng đồng vi khuẩn đường ruột có thể liên quan chặt chẽ với mức độ nghiêm trọng của bệnh phân trắng trên tôm.
Hơn nữa, nếu số lượng vi khuẩn gây bệnh nhiều hơn được thải ra trong nước ao và kết hợp với các chất dạng hạt, nó sẽ làm tăng tốc độ lây lan bệnh phân trắng cho tôm.
Phần Giới Thiệu Sản Phẩm:
Công dụng:
- Làm to đường ruột trong 3 ngày, trị đứt khúc ruột, phân lỏng, ngừa phân trắng, giúp tôm cá tăng trưởng nhanh.
- Giúp tôm hấp thu tốt thức ăn, giảm hệ số FCR
Cách dùng:
- 5g/1kg thức ăn trong quá trình nuôi
- Tôm đứt khúc ruột: 10g/1kg thức ăn
- Hòa men vào nước, trộn đều vào thức ăn. Để 15-20ph cho men ngấm vào thức ăn, rồi đem rải cho tôm ăn
Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.
Tag: Cách trị phân trắng trên tôm. giúp tôm cá tăng trưởng nhanh. giúp tôm hấp thu tốt thức ăn. men nong to đường ruột. men tiêu hóa cho cá. men tiêu hóa cho tôm. men tiêu hóa giá rẽ. men tiêu hóa giá tốt. Men tiêu hoá trị phân trắng trên tôm. ngừa phân trắng. ngừa phân trắng cho tôm. ngừa phân trắng cho tôm thẻ. nong to đường ruột. Phòng bệnh phân trắng trên tôm. Pro Men. tăng trưởng nhanh cho tôm. trị đường ruột cho tôm. trị phân trắng cho thẻ
Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.
Theo: Lệ Thủy
Nguồn: Tepbac
SHTV
Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.
Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.
Sinh Học Tôm Vàng