Tỉ lệ tôm tự nhiên nhiễm đốm trắng tăng mạnh ở Miền Tây

Ảnh tôm bị đốm trắng

Qua kết quả quan trắc môi trường ngày 4/5/2019 của Chi cục Thủy sản Bến Tre, và các khu vực miền tây cho thấy tỷ lệ mẫu giáp xác của tôm tự nhiên phát hiện bị nhiễm bệnh đốm trắng là 60% (18/36 mẫu) tăng so với kỳ trước (8,45%).

Cụ thể: huyện Bình Đại, Bến Tre tăng 45,58% so với kỳ trước (7,32%) với các điểm quan trắc có giáp xác của tôm tự nhiên nhiễm bệnh đốm trắng WSSV.

Huyện Ba Tri, Bến Tre tăng 70% so với kỳ trước (25%) với các điểm quan trắc có giáp xác tôm tự nhiên nhiễm bệnh đốm trắng WSSV.

Huyện Thạnh Phú, Bến Tre tăng 41% so với kỳ trước (0%) với các điểm quan trắc có giáp xác tự nhiên nhiễm bệnh đốm trắng WSSV.

Huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng tăng 48,51% so với kỳ trước (8,16%) với các điểm quan trắc có giáp xác tôm tự nhiên nhiễm đốm trắng MSSV.

Huyện Vĩnh Trạch, Bạc Liêu tăng 37,12% so với kỳ trước (6,12%) với các điểm quan trắc có giáp xác tôm tự nhiên nhiễm đốm trắng MSSV.

Huyện Vĩnh Hậu, Bạc Liêu tăng 35% so với kỳ trước (4,8%) với các điểm quan trắc có giáp xác tôm tự nhiên nhiễm đốm trắng MSSV.

Khuyến cáo các hộ nuôi

BỔ XUNG ACID HƯU CƠ (ACID LAC) TRONG THỨC ĂN CÁ TÔM

Qua kết quả phân tích, bệnh đốm trắng xuất hiện hầu như ở các khu vực miền tây, riêng đối với huyện Ba Tri, Cù Lao Dung  tỷ lệ nhiễm bệnh tăng ở mức khá cao. Hiện nay, đang chuyển từ mùa khô sang mùa mưa nên các yếu tố thời tiết diễn biến phức tạp theo hướng bất lợi cho tôm nuôi, đặc biệt là nhiệt độ tăng cao vào ban ngày là điều kiện thuận lợi để các bệnh nguy hiểm bùng phát. Vì vậy người nuôi tôm cần chú ý:

  • Tuyệt đối không được lấy nước trực tiếp vào ao nuôi từ các kênh bị nhiễm bệnh đốm trắng. Phải lấy nước vào ao thông qua hệ thống ao lắng, sử dụng lưới lọc khi lấy nước, trong quá trình nuôi nếu cần bổ sung nước cần xử lý trước khi cấp vào ao hoặc thay toàn bộ càng tốt.

Lưu ý: Ta nên thay nước vào ban ngày tuyệt đối không nên thay vào ban đêm vì lý do ban ngày lượng oxy hoà tan sẽ tốt hơn rất nhiều so với lượng oxy ban đêm vì oxy hòa tan ban đêm sẽ thấp hơn rất nhiều so với ban ngày, cho nên khuyến cáo hộ nuôi hạn chế hoặc không thay vào ban đêm, thường xuyên kiểm tra môi trường nước ao nuôi, chặt chẽ quan sát thời tiết cũng như môi trường ao và kịp thời xử lý.

  • Hiện nay, thời tiết giao mùa và bắt đầu xuất hiện các cơn mưa đầu mùa. Nắng nóng kéo dài tạo điều kiện cho bệnh Vibrio phát triển gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi. Vì vậy, người nuôi cần duy trì mực nước trong ao thấp nhất là 1,3-1,5m, đồng thời tăng cường quạt nước để điều hòa nhiệt độ nước ao nuôi.
  • Trong điều kiện nắng nóng tránh mật độ tảo phát triển làm pH biến động lớn trong ngày, ta nên bổ sung nước từ ao lắng đã qua xử lý khi cần thiết, định kỳ bổ sung vi sinh có ích nhằm ổn định mật độ tảo và màu nước ao.
  • Thường xuyên theo dõi kiểm tra sức khỏe tôm nuôi, đáy ao, màu nước, nhằm định kỳ bổ sung các loại khoáng, Vitamin complex, Pro mix, Alkamix …vào khẩu phần ăn nhằm giúp tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi.
  • Khi tôm nuôi có dấu hiệu bị nhiễm bệnh hoặc bị chết bất thường phải khai báo ngay cho ban quản lý vùng nuôi, nhân viên Thú y xã (huyện) hoặc Trạm chăn nuôi và Thú y để được hướng dẫn cách ly, xử lý kịp thời.
SHTV

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.

Tag:  

Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.

Sinh Học Tôm Vàng